Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Bắc Ninh - Sai lầm khi xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở giữa khu dân cư




Xử lý rác thải, hut be phot đang là vấn đề cấp thiết đề tránh ô nhiễm môi trường. Không nhưng vì thế mà có thể áp dụng các phương pháp, xây dựng các nhà máy tùy ý bừa bãi mà không khả thi, không thực tế và không đem lại hiệu quả.
Dưới đây là một ví dụ thể hiện sự thiếu tắc trách của bộ phận lãnh đạo địa phương và sai lầm khi triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở giữa khu dân cư.
Tại cánh đồng sản xuất nông nghiệp của người dân xã Phú Lâm (Tiên Du – Bắc Ninh)  sắp mọc lên một nhà máy xử lý rác thải có công suất khoảng 7 – 10 tấn/giờ. Mà điều đáng nói, nhà máy xử lý rác này nằm cách khu dân cư, trường học, …khoảng 500m. Trong khi đó lợi ích chưa thấy, chỉ thấy người dân quanh đó sắp phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường, ruộng đồng nông nghiệp bỏ hoang, bệnh tật…Không chỉ vậy, khi thực hiện dự án này, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh không khảo sát vị trí được quy hoạch trước đó mà lại khảo sát ở vị trí khác khiến người dân nơi đây vô cùng bức xúc.
Xây dựng nhà máy rác giữa khu dân cư?
Ngày 13/8/2013, UBND xã Phú Lâm có Công văn số 75/UBND về việc “xin” UBND tỉnh cho khảo sát dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn. Ngày 29/8/2013, Đảng ủy xã Phú Lâm ban hành Nghị quyết số 63-NQ/ĐU, trong đó có nội dung: Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về xây dựng mỗi huyện từ 1 – 2 bãi rác thí điểm sử dụng công nghệ lò đốt tại một số xã, phường, thị trấn, chủ trương của huyện về thu hồi đất để xây dựng điểm công nghệ lò đốt rác thải hợp vệ sinh khu Đồng Khánh (thôn Tam Tảo). Đến ngày 11/9/2013, UBND tỉnh Bắc Ninh mới có Văn bản số 1874/UBND-XDCB, trong đó có nội dung: Đồng ý cho UBND huyện Tiên Du khảo sát địa điểm tại khu đất xã Phú Lâm, có diện tích khoảng 3,5ha, để lập dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Tiên Du; nâng cấp cải tạo đường vào khu xử lý, chiều dài khoảng 850m.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, việc làm của UBND tỉnh Bắc Ninh đã đi ngược với quy trình “quản lý chất thải rắn” được quy định tại Điều 79, Luật Bảo vệ môi trường và Điều 8, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ, bởi: Quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp thẩm quyền ở đây là Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Như vậy, đáng lẽ ra, địa điểm xây dựng nhà máy xử lý chất thải phải được quy hoạch từ trước chứ không phải đến lúc này mới đi khảo sát, thăm dò
Ngày 15/10, Chủ tịch UBND huyện Tiên Du Nguyễn Minh Hải đã thực hiện lịch tiếp công dân tại xã Phú Lâm (huyện Tiên Du) về dự án nhà máy xử lý rác thải và hứa sẽ có văn bản trả lời vào kỳ tiếp công dân lần sau (01/11). Tuy nhiên, đến ngày 01/11, hơn 500 công dân xã Phú Lâm đến UBND huyện Tiên Du nhưng Chủ tịch UBND huyện không xuất hiện mà giao cho Phó chủ tịch UBND huyện Trần Quang Ứng tiếp. Ngoài ra, UBND huyện không tiếp tất cả người dân mà chỉ tiếp đại diện 05 người.
Tuy còn nhiều điểm bất hợp lý, sai quy định pháp luật, người dân rất bức xúc, nhưng ngày 17/9/2013, UBND huyện Tiên Du đã có Thông báo số 91/TB-UBND về chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải. Trong Thông báo có đoạn: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có tài sản gắn liền với đất đai nằm trong khu vực thu hồi có trách nhiệm đến UBND xã kê khai phục vụ công tác đền bù, di dời, giải tỏa theo đúng thời gian quy định….
Cách Phòng tiếp dân không xa là hội trường của UBND huyện nhưng “cửa đóng, then cài”. Người dân cho biết, chiều nay hội trường không họp, để phòng trống nhưng lãnh đạo huyện không mời người dân vào. Cách hành xử của chính quyền như vậy khiến người dân đã bức xúc lại càng thêm bức xúc.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Vệ sinh nhà vệ sinh thường xuyên đảm để phòng tránh vi khuẩn và đảm bảo sức khỏe



Trong nhà của bạn thì nhà vệ sinh là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn có hại nhất và cũng là nơi dễ sinh sôi các vi khuẩn có hại nhất. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nhất là trẻ nhỏ không ý thức được nên dễ bị vi khuẩn sâm nhập vào cơ thể làm hại tới sức khỏe mà còn làm cho bầu không khí hôi hám, khó chịu. Để phòng tránh điều này bạn cần phải thường xuyên vệ sinh toilet nhà mình để cho vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.
Điều bạn cần làm là thường xuyên hut be phot để tránh ùn tắc bể phốt khiến cho nước ở bồn cầu không thể trôi đi.
            Thứ hai là bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh nhà vệ sinh.
            Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thì bạn cần có kế hoạch vệ sinh cụ thể rõ ràng như sau:
Hàng ngày:
- Quét, lau sạch nước ở bồn rửa, sàn (30 giây)
- Lau khô chỗ ngồi và viền xung quanh bồn cầu (15 giây)
- Cọ mặt trong bồn cầu bằng nước tẩy sau mỗi lần đi vệ sinh (15 giây)
- Lau khô gương, vòi rửa... sau khi sử dụng (15 giây)
- Sắp xếp gọn gàng sữa tắm, xà bông tắm, xà phòng; kéo căng màn tắm, phơi khăn tắm... sau khi tắm (30 giây)
Hàng tháng:
- Lau, cọ các bồn rửa (3 phút)
- Lau cọ sàn, đá ốp tường (5 phút)
- Lau cửa, các khe tường (2 phút)
- Dọn dẹp và bỏ túi rác trong phòng tắm ra ngoài (30 giây).
Mỗi mùa trong năm:
- Giặt khô rèm ngăn vách tắm
- Dọn dẹp, bỏ bớt những đồ mỹ phẩm, sữa tắm, sữa rửa mặt quá lâu bạn không dùng đến (20 phút)
- Kiểm tra tất cả các thiết bị trong phòng tắm như bình nóng lạnh, quạt thông gió, các cần gạt nước… (30 phút).
            Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên gọi các dịch vụ hút bể phốt để đảm bảo bể phốt nước nhà bạn không bị lắng đọng, ách tắc cũng sinh ra rất nhiều vi khuẩn có hại

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn đất



           Môi trường đất là nơi trú ngụ của hầu hết các loại sinh vật và con người, là nguồn tài nguyên quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, khu trung tâm kinh tế, người nông dân sử dụng vào tăng gia sản xuất…
            Hiện nay, thực trạng ô nhiễm môi trường và nhà vệ sinh nghiêm trọng đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta; hiện tưởng thay đổi khí hậu, trái đất nóng lên đều do sự ô nhiễm môi trường gây ra. Cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì nguồn đất cũng đã và đang đáng báo động về tình trạng ô nhiễm và suy thoái nặng.

            Những nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn đất đều chủ yếu do tác động của con người.
·         Nguồn gốc nhân tạo:
§  Do chất thải sinh hoạt: Hàng ngày số lượng chất thải đổ ra môi trường rất lớn, trong đó số lượng được qua xử lý rất ít,  nhiều cống thoát nước bị tắc không được thông tắc cống sớm còn có thể khiến các chất thải có thể thẩm thấu vào trong đất.
§  Do các chất thải công nghiệp: Thời đại công nghiệp hóa ngày càng phát triển hangf loạt công ty, xưởng công nghiệp ra đời đi cùng với đó là số lượng chất thải công nghiệp đổ ra môi trường cũng nhiều hơn, mà hàm lượng các chất độc hại trong chất thải công nghiệp độc hại hơn chất thải sinh hoạt rất nhiều, vì hầu như đều là các chất hóa học.
§  Do hoạt động nông nghiệp: Ở các vùng nông thôn đất chủ yếu đều được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, ngày nay sản xuất nông nghiệp chủ yếu đều dùng các sản phẩm của nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất như phân bón có chứa nhiều chất kích thích hóa học, thuốc sâu, thuốc cỏ… lâu dần khiến nguồn đất bị suy thoái, ít dinh dưỡng.
§  Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác mà con người tác động lên như các chất phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật….
·         Nguồn gốc tự nhiên
§  Do lắng đọng các chất, do hoạt động núi lửa….
Các giải pháp bảo vệ môi trường đất
§  Bảo vệ đất nông nghiệp: Áp dụng các biện pháp bón phân cân đối, bón đủ các chất dinh dưỡng theo yêu cầu của cây trồng. Ngoài ra, cần đầu tư bón thêm vôi, phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh để cải thiện độ phì nhiêu của đất cũng như làm tăng kết cấu của đất, đặc biệt đối với các vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua. Cải tạo lại hệ thống tưới tiêu, đồng thời cải tạo các vùng đất thấp trũng thường bị ngập nước để thâm canh tăng vụ, nếu không thể cải tạo thì nên chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sang lúa cá, nuôi cá. Xây dựng được các công thức luân canh hợp lý đối với từng vùng đất nhằm đảm bảo được sự bền vững về mặt sinh học.
§  Hoàn thiện và thực hiện tốt luật đất đai
§  Hoàn thiện hệ thống quản lý đất của Nhà nước
§  Bảo vệ và khai thác hợp lý rừng và đất rừng
§  Nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc