Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào?

Hiện nay, mỗi ngày ở Việt Nam bao nhiêu tấn nước thải sinh hoạt đua nhau thải ra gây ô nhiễm môi trường. Đó là nước từ bồn vệ sinh, bồn tắm, khách sạn, bồn bếp…với vô số cặn bã, bẩn thỉu. Nhiều hộ dân đã không ít lần phải hút bể phốt để lưu thông được chất bẩn.
Nước thải sinh hoat được phân thành nhiều loại nên mức độ ô nhiễm cũng khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước. Việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải. Thong cong, tẩy rửa các chất bẩn phải thận trọng, tránh gây ô nhiễm. Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt là:phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, và phương pháp sinh học.
          - Các phương pháp hóa học dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào, do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín. 
- Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Những phương pháp hoá lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc… Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ XLNT hoàn chỉnh.
- Bản chất của phương pháp sinh học trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic –kị khí các quá trình hồ.
Để xử lý được nguồn nước thải sinh hoạt hằng ngày thì đòi hỏi cần có những biện pháp triệt để và an toàn nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét