Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Dòng sông chở nặng lục bình

Với những dòng sông bị ô nhiễm, lục bình chính là yếu tố cứu lấy sự sống ở nơi đây, với tác dụng lọc chất bẩn loài cây này phần nào đã giúp cho các dòng sông bớt ô nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng lục bình mọc tràn lan, dày đặc trên sông cũng làm cho các sự vật khác không thể sinh sống, dòng chảy sẽ không được thông tắc. Do đó, chúng ta cần có những giải pháp để xử lý lục bình, cải tạo lại các dòng sông.


Trên thực tế, chi phí vớt, xử lý được 1 tấn lục bình hiện nay không hề rẻ. Để vớt 1 tấn lục bình bằng hình thức thủ công tốn gần 700.000 đồng, trong khi đó dùng phương án cơ giới cũng trên 220.000 đồng/tấn.


Bến Bạch Đằng (bờ sông Sài Gòn đoạn phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) là địa điểm ngắm cảnh sông Sài Gòn lý tưởng nhất ở Bình Dương. Nơi đây cũng là địa điểm công viên Bạch Đằng để người dân chọn làm nơi thư giãn, ra bờ sông hóng mát. Nhưng gần đây người dân sống gần bờ sông cũng như nhiều người muốn tìm đến công viên đều tỏ ra khó chịu vì lục bình phủ kín một màu xanh không nhìn thấy mặt nước bến Bạch Đằng. Có ngày nước lớn ( thủy triều dâng) chảy mạnh, lục bình dạt vào bờ Bình Dương ngày càng nhiều, khiến mặt sông thơ mộng hóa thành một màu xanh đặc quánh lục bình.
Một số người dân cho biêt, ngó lục bình xào ăn rất ngon, nên có thể nhà nước chi ngân sách tổ chức mua ngó lục bình của người dân. Chúng ta có thể tiết kiệm nguồn chi phí mà vẫn có thể giải quyết được nạn lục bình, hơn nữa còn mang lại nguồn lương thực cũng như lợi ích cho người dân. Bên cạnh đó, huy động các tổ chức, đơn vị và hội phụ nữ vào cuộc làm đồ dùng từ cây lục bình để góp phần xóa đói giảm nghèo.


Qua khảo sát mới nhất cho thấy, sông Sài Gòn từ thượng nguồn huyện Dầu Tiếng kéo đến địa phận thị xã Thuận An với chiều dài hàng chục km vẫn còn “nhiễm” đầy lục bình. Đến nay cây lục bình vẫn phát triển với mật độ dày đặc, có nhiều đoạn sông Sài Gòn lục bình “bịt kín” mặt sông gây khó khăn cho các phương tiên lưu thông đường thủy và các dòng chảy thong tac, thoát nước tại nhiều địa phương trên địa bàn của tỉnh.

Từ thực tế tình trạng lục bình phát triển mạnh, người dân mong mỏi chính quyền có những dự án cụ thể để cải tạo môi trường, góp phần bảo đảm cuộc sống của người dân địa phương. Ngoài ra, việc cải tạo môi trường của các dòng sông như thực hiện công tác thông tắc cống các đoạn bị tắc nghẽn, xử lý nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng như hut be phot, sẽ tạo sự thuận lợi cho cuộc sống người dân trên mảnh đất sông nước, góp phần làm cho các sự sống trên sông có điều kiện phát triển.
Bảo vệ môi trường sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng cuộc sống người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Từ đó, mỗi địa phương thực hiện tốt vấn đề kinh tế của địa phương, góp phần vào thực hiện sự nghiệp phát triển chung của đất nước.


2 nhận xét:

  1. Hiện trạng lục bình nấp đầy sông đang là vấn đề nhức nhối đối với các phương tiện khi lưu thông trên đường thủy, tôi yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc đưa ra biện pháp dọn dẹp bớt lục bình để các phương tiện trên sông lưu thông dễ dàng hơn

    Trả lờiXóa
  2. tôi đồng ý với ý kiến của bạn, vấn đề này cần được giải quyết ngay và luôn, không thể để tình trạng này kéo dài mãi như thế được

    Trả lờiXóa