Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

ĐBSCL: hành trình cải tạo môi trường thoát khỏi ô nhiễm


Ô nhiễm môi trường dường như đang trở thành một dịch bệnh, lây lan trong hầu hết các tỉnh trên đất nước ta. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng chính là một trong những nạn nhân của ô nhiễm, làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.


Do đó, nơi đây đã có những kế hoạch và biện pháp tuyên truyền, áp dụng vào thực tiễn để cùng người dân cải tạo cuộc sống.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.



Các tỉnh trong khu vực tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; tăng cường kiểm tra, giám sát về môi trường tại các địa phương, tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; ban hành cơ chế hỗ trợ tài chính trong việc đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ xử lý môi trường tại các khu công nghiệp, trước hết là xử lý rác thải, nước thải và đặc biệt các nhà máy cần phải xây dựng hệ thống thông tắc nước thải đầy đủ.. Các địa phương tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong trong thẩm định các dự án đầu tư, trong qui hoạch tổng thể; xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, hệ thống xử lý chất thải tại các cơ sở công nghiệp; phối hợp quy hoạch, phát triển các vùng nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng khu vực và có biện pháp giảm thiếu, tiến tới ngăn chặn phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi; đầu tư xây dựng nhanh hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mặn, lợ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.

Trong việc xử lý chất thải, các tỉnh áp dụng 3 biện pháp chính: đối với chất thải rắn công nghiệp và chất thải hữu cơ nguy hại, áp dụng công nghệ thiêu đốt; ứng dụng công nghệ xử lý hóa - lý nhằm
 giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường; chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải phổ biến nhất.

Trong quá trình nuôi, người nuôi đã xả nước trong ao hồ ra sông rạch. Lượng cá tôm càng lớn thì chất thải càng nhiều, nước thải, bùn chứa phân của các loại thủy sản, thức ăn dư thừa, chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng từ nơi nuôi xả ra sông rạch gây ô nhiễm cao. Việc nuôi kỹ thuật cao, mật độ lớn như thâm canh, công nghiệp thì nguồn thải ra càng lớn, tác động bất lợi đến hệ sinh thái.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân nơi đây về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đặc biệt, mỗi người dân cần phải vệ sinh nơi ở, hut be phot các nhà vệ sinh để tránh chất thải ứ đọng phát sinh các mầm bệnh đe doa đến sức khỏe, thông tắc cống tại các điểm tắc nghẽn ứ đọng.  Kết hợp với tuyên truyền và hành động sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, người dân và chính quyền cùng chung tay để bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, môi trường sống thuận lợi sẽ tạo điều kiện để con người phát huy được những thế mạnh để phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.



1 nhận xét: