Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Xử lý chất thải rắn công nghiệp bảo vệ môi trường

Chất thải rắn công nghiệp hiện là một trong những nguồn chất thải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý loại chất thải này còn tồn tại nhiều bất cập.

Mặc dù đã được đề cập trong nhiều nội dung chiến lược và các quy định pháp luật liên quan, song hoạt động quản lý chất thải rắn công nghiệp vẫn tồn tại không ít bất cập do một số nguyên nhân.

Nguyên nhân trước tiên thuộc về vấn đề quản lý. Đây là một trong những lĩnh vực có sự tham gia quản lý của nhiều Bộ, ngành, trực tiếp là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng. Điều này dẫn tới phân tán, chồng chéo, làm giảm hiệu quả quản lý. Đặc biệt, ở cấp địa phương, theo Nghị định 81/2007/NĐ-CP, chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung (bao gồm quản lý chất thải) được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiên theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn lại được chuyển sang Sở Xây dựng. Vì vậy, ở mỗi địa phương, chức năng quản lý chất thải rắn được giao cho những đơn vị khác nhau.



Vấn đề thứ hai nằm ở hạn chế về mặt tài chính. Mặc dù nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này khá đa dạng (được trích từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm, nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường và phí vệ sinh môi trường), song mức chi cho hoạt động lại tương đối nhỏ.

Về công tác thanh, kiểm tra, do lực lượng mỏng, thiếu trang thiết bị nên hiệu quả cũng chưa đạt như mong muốn. Mặc dù hàng năm, các cơ quản quản lý về bảo vệ môi trường từ cấp Trung ương đến địa phương đều tổ chức thanh, kiểm tra tình hình tuân thủ quy định pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng, nhưng không nhiều vi phạm lớn liên quan đến hoạt động này bị phát hiện.

Ngoài các vấn đề nêu trên, việc nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường cũng là một trong những nhân tố làm gia tăng bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp.

Chất thải rắn công nghiệp
Lượng chất thải rắn công nghiệp ngày càng gia tăng, tập trung nhiều tại các vùng sản xuất công nghiệp trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Thành phần chất thải rắn công nghiệp thường bao gồm: rác thải hữu cơ (30-40%), tro xỉ (10-15%), kim loại (5-10%), bao bì (2-4%) và các thành phần vô cơ khác như: thủy tinh, cao su, giẻ lau (20-30%). Ngoài ra, thành phần chất thải nguy hại như: dầu thải, sơn keo, dung môi… cũng thường chiếm không quá 20%, tùy thuốc loại hình sản xuất công nghiệp. Đáng chú ý là lượng chất thải này hiện không được thu gom, xử lý triệt để mà bị chất đống hoặc thải vào các kênh rạch, sông, hồ, gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, đất và không khí.

Việc quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp không hợp lý sẽ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người lao động làm việc tại các khu sản xuất công nghiệp cũng như người dân vùng lân cận. Một số nghiên cứu cho thấy cộng đồng tại các khu vực sản xuất công nghiệp thường bị mắc các bệnh về da, viêm phế quản, tiêu chảy, hô hấp…

Việc đánh giá tác hại của ô nhiễm cũng như mức độ thiệt hại về kinh tế do sản xuất công nghiệp gây ra đòi hỏi phải có những số liệu nghiên cứu công phu và hệ thống, tuy nhiên các số liệu hiện nay mới chỉ phản ánh được một phần thực trạng.

Do vậy cần có những biện pháp để xử lý rác thải hiệu quả như: tăng cường thong cong vai trò doanh nghiệp, cần tăng cường giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải bằng cách giảm thiểu tối đa nguyên liệu đầu vào; tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn; hạn chế hóa chất độc hại trong từng giai đoạn sản xuất. Cùng với xử lý chất thải rắn là vấn đề bảo vệ ngay chính môi trường xùn quanh chúng ta, công tác thông tắc cống, hút bể phốt cần được triển khai mạnh mẽ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét