Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Sống khu tập thể: cha chung không ai khóc

Có thể dễ dàng nhận thấy một điều hiện nay hệ thống tại các nhà, các phòng khu tập thể, kí túc xá đang xuống cấp một cách trầm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống những người ở đây. Được xây dựng đã lâu nhưng những công trình tập thể này không được tu bổ, cải tạo làm mất mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.
Đến thăm khu tập thể E4, Khu tập thể Y Hà Nội ta không khỏi giật mình, kinh hoàng bởi cảnh sống của những con người nơi đây. Những đường ống nước treo chằng chịt trên đầu gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ấy thế mà nó vẫn sừng sững đứng đấy đã gần 40 năm nay kể từ ngày khu tập thể được đưa vào sử dụng. Hệ thống đường ống dẫn nước thải được đặt lung tung, cứ tua tủa ra ngoài ban công hoặc mái hiên của từng hộ dân cư. Do xây dựng theo kiểu nhà cũ nên các hệ thống thoát nước ở đây không được đi ngầm mà nổi lên trên cạnh các mép tường ở mỗi căn hộ, hay đường ống nhà này xiên tuờng nhà kia không phải là hiếm gặp ở đây. Đi lại trong khu tập thể này người dân không khỏi lo ngại khi không biết trước được lúc nào mình bị dội chất thải vào người. Nguy hại hơn, những khi trời đổ mưa, nước thải trong các cống treo này bốc mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Không những thế, do diện tích không đủ lớn lại hay thiếu nước nên người dân phải tự lắp thêm đường ống dẫn nước vào nhà làm cho các hệ thống ống dẫn nước càng trở nên lộn xộn, chồng chéo. Xuống cấp, chồng chéo, những đường ống dẫn nuớc, chất thải nơi đây luôn đặt trong tình trạng báo động cao. Tắc cống, tắc bể phốt là điều nghiễm nhiên xảy ra. Những điều này xảy không khó để có thể dự đoán khi mà việc thông tắc cống, hút bể phốt không được thực hiện một cách cẩn thận.

Một góc khu tập thể E4 trường Đại học Y  Hà Nội
Cũng ở những hoàn cảnh tương tự, cuộc sống của các cô cậu sinh viên kí túc xá trường Kinh tế quốc dân cũng không khá hơn là bao. Hệ thống cỗng rãnh trong khu kí túc xá được xây dựng từ lâu lại không được thường xuyên sửa chữa, để ý nên đang trong tình trạng xuống cấp nhanh chóng. Nắp cống bị vỡ thậm chí còn mất một số màng bê tông, nắp không vừa với miệng cống nên đi lại bấp bênh. Việc thông cống không được thường xuyên nên những ngày nắng thường bốc mùi khó chịu. Bên cạnh đó là ý thức của một số bạn sinh viên còn chưa tốt. Khu tập thể có một nhà ăn lớn gồm 2 tầng phục vụ, 2 căng tin, mỗi ngày lượng nước, rác thải từ những địa điểm này xả ra kèm theo xuống cống là tương đối lớn.Khi trời mưa, lượng nước cần thoát chảy ra theo đường cống không kịp đã tạo ra những ao, hồ nhỏ trên mặt đường, thậm chí còn làm tắc cống.

Có thể nói, cuộc sống ơ nhiều khu tập thể, kí túc xá hiện nay đã trở thành một vấn nạn, nỗi kinh hoàng của nhiều người. Không chỉ sức khỏe mà môi trường sống của những cư dân nơi đây đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên với cái cảnh “cha chung không ai khóc” không biết đến bao giờ những con người này mới tự mình cải thiện được vấn đề.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Ô nhiễm phát sinh từ làng nghề

Giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống là một việc làm thiết thực nhằm lưu truyền và làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Nhưng phát triển làng nghề sao cho môi trường vẫn giữ được những nét tinh khôi của nó vẫn là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.
Phát triển làng nghề không chỉ tạo nên những giá trị văn hóa riêng cho mảnh đất nghìn năm văn hiến mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần xây dựng nông thôn ngày càng giàu mạnh. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân làng nghề và những vùng lân cận. Các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình chỉ chú ý đến việc tăng doanh số mà đã làm ngơ công tác bảo vệ môi trường. Hàng ngày, hàng giờ các chất thải chưa qua xử lí từ các làng nghề vẫn ùn ùn kéo nhau đổ ra sông, hồ. Không những thế những tiếng ồn từ các làng nghề còn gây ra những phiền toái nhất định cho người dân.
Nếu một lần về với làng nghề mây tre đan xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định bạn sẽ được kiếm chứng mức độ ô nhiễm ở nhiều những làng nghề truyền thống hiện nay là như thế nào. Gần như toàn bộ hệ thống ao, hồ ở địa phương đã được các hộ sản xuất sử dụng cho mục đích ngâm luồng, nứa những nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Việc ngâm luồng nứa không chỉ gây tắc nghẽn, ùn ứ dòng chảy mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nguời dân khi mùa nắng nóng mùi hôi thối từ luồng, nứ ngâm bốc lên. Không chỉ có vậy, nguồn nước mặt nơi đây cũng không thể sử dụng cho bất kì mục đích nào kể cả là nông nghiệp.
  


Một minh chứng khác có thể kể đến là vấn đề ô nhiễm ở làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông). Hàng ngày nước thải từ các công đoạn in, nhuộm vải xả thẳng ra cống rãnh khiến nguồn nước chuyển màu đen, bốc mùi nồng nặc.
Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề là do ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa cao, họ chỉ quan tâm đến cái lợi về vật chất mà quên đi những tác hại đến môi trường và sức khỏe những người xung quanh. Hơn nuẵ, nguồn kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lí nước thải, khí thải, thu gom, phân loại chất thải ở các làng nghề chưa được quan tâm thực sự.
Việc xả trực tiếp các chất thải ra ngoài môi trường của các làng nghề có thể dẫn đến tình trạng tắc cống rãnh dẫn truyền, dòng chảy không lưu thông. Để khắc phục một phần nào đó những hậu quả này cần phải xây dựng hệ thống thong cong, xử lí nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn, đầu tư những công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tạo ra bước chuyển mới cho các làng nghề, định kỳ sử dụng dịch vụ vệ sinh nạo vét kênh rãnh, hut be phot,...
Vì vậy, để giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề cần một giải pháp tổng thể nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao năng lực quản lý..., trong đó quan trọng nhất là người dân làng nghề phải tự ý thức và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Phát triển làng nghề, phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường để tránh tình trạng làng nghề phát triển mừng kinh tế …. lo môi trường.


Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Nhà vệ sinh tự động thế hệ mới

Trên thị trường, các thiết bị vệ sinh thông minh chủ yếu là thiết bị bật tắt đèn thông minh, van cảm ứng tiểu nam, máy sấy tay, bàn cầu điện tử, vòi rửa tay cảm ứng đã xuất hiện rộng rãi nhiều năm gần đây. Tuy nhiên nhà vệ sinh tự động hoàn toàn có lẽ nhiều người chưa biết.
Trên thị trường đã xuất hiện các bồn cầu tự động sử dụng trong các trường học, công ty, xí nghiệp. Ứng dụng 03 công nghệ tự động hóa: hệ thống dội tiêu/tiểu tự động, hệ thống thông gió và cấp  khí tươi tự động, hệ  thống  khử  trùng – khử  mùi  tự  động để  phục vụ giải quyết nhu cầu cấp bách hiện hay về  yêu cầu vệ sinh – sạch sẽ – không mùi hôi trong nhà vệ sinh công cộng.
Tuy nhiên, đó chưa phải là ưu việt nhất, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ mới đã hoàn tất thử nghiệm hai mẫu nhà vệ sinh tự động (super toilet). So với các loại nhà vệ sinh công cộng hiện tại, super toilet là loại nhà vệ sinh sạch, tự động thu phí bằng tiền xu, có hệ thống mở cửa, đóng nắp bệ ngồi tự động, hệ thống giội nước, lau rửa sàn, cấp giấy, rửa tay tự động... Ngoài ra, super toilet có hệ thống tự động khử trùng, khử mùi, rửa sấy tự động sau một lần sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho người sử dụng kế tiếp.

Nhà vệ sinh tự động.
Với các tính năng ưu việt này, việc vệ sinh nhà vệ sinh sẽ đơn giản hơn, việc tắc bồn cầu cũng như các vẫn đề thường gặp trong nhè vệ sinh cũng ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, giá thành của các thiết bị vệ sinh thông mình này tương đối cao, do đó vẫn chưa phổ biến. Vì vậy, trước khi có các thiết bị thông mình này trong nhà toalet bạn vẫn phải thường xuyên vệ sinh  nó:
- Cọ rửa bồn cầu thường xuyên tránh vi khuẩn tích tụ.
- Hạn chế mùi hôi bẳng cách thường xuyên hut be phot , thong cong tránh hiện tượng đầy ứ, tích tụ.
-Giữ cho nền nhà và tường luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Hạn chế dùng các chế phẩm hóa học, thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm tự nhiên như giấm trong quá trình dọn vệ sinh.

Trước khi có các thiết bị vệ sinh thông minh bạn hãy là một người sử dụng thông minh  để đảm bảo sức khỏe gia đình.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Chưa đồng bộ việc xử lý môi trường

Hà Nôi - với 97 khu đô thị kiểu mới đang rất thịnh hành, vì mục tiêu thêm quỹ nhà ở cho mọi người, những chốn phồn vinh như thế này thường thu hút đông đảo dân cư từ mọi nơi tới, tạo nên một Thủ đô sầm uất, đông đúc. Việc phát triển hệ thống đô thị và nhà ở là hướng đi đúng đắn cho việc nâng cấp hạ tầng cơ sở đối với tiến trình phát triển của nước ta nói chung, thủ đô Hà Nội nói riêng. Bên cạnh sự phát triển sầm uất là sự đồng nghĩa với lượng rác thải, nước dùng sinh hoạt khi thải ra môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải của khu đô thị chưa được quy mô đồng bộ
       Việc các khu đô thị - dịch vụ - thương mại đang chen trúc trong lòng thủ đô Hà Nội, là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, hệ thống nước thải, bể phốt bốc mùi, tắc cống…vv. Trước giờ, việc xử lý nước thải đang bị các tòa nhà xem nhẹ và mang tính chất đối phó. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi bản thân khu đô thị bằng việc thong cong, hut be phot, khử sạch mùi mang đến một bầu không khí trong lành cho khu đô thị.
           Dự kiến đến năm 2020 có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là chủ yếu. Thể hiện rõ vai trò là một bộ phận vành đai xanh của Thủ đô, trong đó hình thành các trung tâm về dịch vụ công cộng cung cấp các dịch vụ y tế, môi trường: Thông tắc cống, khử mùi…, giáo dục, văn hoá, vui chơi giải trí; các trung tâm hỗ trợ sản xuất.

              Tuy nhiên,cũng không thể tránh khỏi các hạn chế trong việc quy đổi khu đô thị, phần lớn các dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa được xây dựng đồng bộ, thiếu các công trình thiết yếu như cầu cống, đường xá hoặc hệ thống thoát nước không được kết nối với hạ tầng chung của đô thị, giao thông đi lại khó khăn, cơ cấu nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở chưa hợp lý, làm tắc nghẽn bồn cầu, cống rãnh dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khi hệ thống thoát nước thải khi chưa được qua xử lý.

Giữ vệ sinh cho căn phòng nhà bạn

Trong một ngôi nhà hiện đại được chia làm nhiều phòng khác nhau: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm. Do mục đích sử dụng khác nhau nên mỗi phòng có một mùi riêng. Ngoài việc dọn vệ sinh sạch sẽ các phòng thì bạn nên và không nên làm gì để các phòng luôn tươi mát.
1. Phòng khách.
Phòng khách là nơi tiếp khách, mỗi người đến vô tình để lại một mùi nào đó trong phòng như mùi thuốc là, mùi nước hoa... với những nhà nuôi động vật, thì phòng khách còn có mùi động vật nữa. Mỗi mùi các khau khi kết hợp sẽ tạo nên thứ mùi khó chịu cho căn phòng, để phòng khách thơm tho hơn.
Bạn nên ngay khi có thể bạn hãy lấy một bông gòn lớn và khua đi khua lại trong phòng để hút hơi thuốc, bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Đặt bình hoa lớn trong phòng khách, một bình ly, hoa hồng...sẽ tỏa hương tươi mát cho phòng của bạn.
Không nên:sử dụng các loại xịt phòng có mùi quá nồng nặc, điều đó chỉ làm bầu không khí thêm ngột ngạt.
2. Phòng ngủ.
Tuy là phòng cá nhân, nhưng chắc chắn nếu không biết cách bạn sẽ để cho phòng mình hôi mà không nhận ra. Để có những giấc ngủ tốt thì phòng ngủ phải sạch sẽ, thơm mát.
Nên thường xuyên thay giặt chăn, ga, gối, rèm cửa. Đặt sáp thơm, hoa khô hay túi thơm vào các góc của tủ, giường
Không nên: Cho vật nuôi vào phòng. Đặt hoa trong phòng ngủ tuy sẽ rất thơm song lại là việc làm nguy hiểm, hương hoa sẽ làm cho phòng ngủ vốn nhỏ trở lên ngột ngạt.

3. Nhà bếp.
Đây là gian phòng có rất nhiều mùi  nhất do hoạt động nấu nướng.
Nên: Có hệ thống hút mui như nón chụp được gắn lên bếp, có quạt thông gió và chạy điện nhằm hút hết các mùi phát sinh. Để lấn át mùi thức ăn, bạn cũng có thể rang ít cà phê hạt (không cháy quá), tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại..
Không nên để phòng bếp kín, không thoáng khí.
4. Phòng tắm.
Phòng tắm luôn có tần suất sử dụng nhiều nhất và là nơi bẩn nhất trong nha, để phòng tắm luôn sạch sẽ mát, thơm mát.
Nên:Lấy nước hoa hoặc dầu gió nhỏ vài giọt trên miếng xốp bọt biển, dùng dây thừng buộc vào treo ở cửa nhà vệ sinh, không chỉ có hiệu quả khử mùi nhà vệ sinh mà còn tiết kiệm. Để một lọ dầu gió mở lắp trong góc. Vệ sinh bồn cầu, bồn rửa mặt, vòi hoa sen... thường xuyên. Hut be phot  định kì tránh tình trang bể phốt đầy gây mùi hôi hám.
Không nên:Dùng các loại xà phòng, chất tẩy rửa có mùi quá nồng nặc. Để tình trạng tắc bồn cầu, tắc cống diễn ra lâu. Để phòng tắm luôn ẩm ướt.
Ngoài 4 phòng cơ bản trong ngôi nhà, bạn cũng nên chú ý môi trường xung quanh: dọn dẹp đường, ngõ thường xuyên, không để tình trạng tắc cống xảy ra để phải thong cong để rác lâu trong và ngoài nhà để ngôi nhà bạn luôn sạch sẽ, thơm mát, là không gian lý tưởng cho mọi thành viên trong gia đình.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Ô nhiễm nguồn nước cá chết trắng sông

Chiều ngày 10-6, tại khúc sông Nhuệ, đoạn chảy qua xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy cá chết hàng loạt phủ trắng mặt sông. Tại trạm bơm xã Nhật Tựu, cá chết dồn ứ lại nhiều ngày, bốc mùi hôi thối vô cùng khó chịu. Môi trường ô nhiễm nghêm trọng. Người dân nơi đây cho biết hiện tượng cá chết đã xuất hiện nhiều ngày qua.
Trước đó, tháng 2/2014 Tại hồ chứa nước Nước Trong thuộc hai huyện Tây Trà và Sơn Hà xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng bụng dọc hai bên bờ hồ. Tháng 10/ 2013 h àng chục hộ dân nuôi cá trên sông Châu Giang đoạn chảy qua bốn xã Đọi Sơn, Đinh Lý, Văn Xá, Tiên phong nằm trên ba huyện Duy Tiên, Bình Lục và Lý nhân, tỉnh Hà Nam đang mất sạch vốn liếng vì cá chết hàng loạt, dạt vào bờ, trắng cả dòng sông.
Cá chết nhiều không chỉ ảnh hưởng về kinh tế mà con là nỗi khiếp sợ cho người dân khi hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc khi xác cá phân hủy , có gia đình phải cho trẻ em đi nơi khác vì sợ ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguyên nhân cá chết chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước thêm vào là thời tiết nắng nóng kéo dài. Sông Nhệ được biết đến dòng sông chết của thủ đô, do nước thải công nghiệp  sinh hoạt từ các thành phố Hà Nội (một phần là do nối với sông Tô Lịch gần Văn Điển), Hà Đông, mức độ ô nhiễm trên báo động 3. Sông Châu Giang sũng đã bị ô nhiễm mạnh từ thượng nguồn đổ về, gây hậu quả nghiêm trọng, không khí bốc mùi hôi thối  ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường và sức khỏe con người.


Mong  các cơ quan chức năng mau chóng có biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường nước, khai thông cống rãnh, xử lí nước thải, hut be phot trước khi thải vào sông nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm nước sông. Hi vọng không còn nhìn thấy cảnh dòng sông trắng, bốc mùi hôi thối vì cá chết nữa.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Thực phẩm và sức khỏe con người

Hiện nay, có thể thấy các thực phẩm được bày bán la liệt trên các khu chợ, các ngã ba, ngã tư ở các tuyến đường. Câu hỏi đáng lo ngại là liệu rằng thực phẩm bày bán như vậy có đảm bảo vệ sinh? Sức khỏe con người liệu có đang bị đe dọa???
Dân gian có câu nói chơi rằng: “Không ăn thì chết luôn, mà ăn thì có khi còn chết từ từ”, nghe tưởng đùa nhưng lại đang đúng với thực tế hiện nay. Trên thị trường thực phẩm bày bán đa dạng các mặt hàng, các chợ mọc lên như nấm sau mưa. Không có một kiểm chứng rõ ràng cho những loại thực phẩm đó, người dân vẫn liều lĩnh mua về sử dụng, như đang chơi một ván bài về sức khỏe của mình.
Đôi khi mua phải hàng ế, hàng ôi thiu, họ lại ái ngại vứt đi, thầm lo lắng về thực phẩm dùng cho ngày kế tiếp. Hoặc có khi, việc rửa các thực phẩm, họ đã để cả những cuống rau, mảnh thức ăn rơi xuống cống, gây tắc nghẽn hệ thống thong cong của căn hộ nhà mình. Hiện tượng tắc nghẽn không được thông tắc hut be phot kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Tại các điểm họp chợ, những gánh gồng đi về, bỏ lại tàn dư của chợ các loại rác thải, ni lon, giấy báo và các loại rau củ quả đã bị hỏng. Những đống rác tích tụ, không chỉ bốc lên những thứ mùi kinh khủng, khó chịu, mà còn là nơi trú ngụ của các loài ruồi, muỗi, nguy cơ tiềm ẩn của các căn bệnh. Hơn nữa, rác chất chứa, rơi xuống các cống rãnh thoát nước sẽ làm cho hệ thống thông tắc ở các khu chợ bị nghẽn, ứ đọng nhiều tạp chất.

Thực phẩm sạch và sức khỏe con người luôn là bài toán khó với các cơ quan chức năng và với những người dân trực tiếp sử dụng. Để có một sức khỏe tốt, con người cần phải được cung cấp những thực phẩm sạch, tươi ngon nhất để đem đến một tinh thần làm việc luôn căng tràn, một nguồn năng lượng dồi dào để có bước dài trên con đường mưu sinh của mình.

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Nâng cao khả năng xử lý tại bãi xử lý Quang Trung

Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Thống Nhất.

Khu xử lý chất thải Quang Trung của Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi rộng 130 hécta nằm trên địa bàn xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) hiện đã hoàn thành thi công ô chôn lấp số 1, diện tích 5.000 m2 có thể lấp đầy lượng rác thải 25 ngàn tấn. Với lượng rác sinh hoạt của  huyện Thống Nhất và cả TX.Long Khánh khoảng 37 tấn/ngày thì đến quý III năm 2012, ô chôn này sẽ đầy cần thêm ô chôn lấp mới.


Theo báo cáo của UBND huyện Thống Nhất, mặc dù có 13 đội và 2 hợp tác xã hoạt động thu gom rác sinh hoạt, nhưng do sử dụng xe xử lý rác thải, thong cong va hut be phot, nên hàng ngày lượng rác tại các khu dân cư đưa về nơi chôn lấp chỉ đạt 56%…Tình trang rác thải đổ thải ra môi trường hay không được xử lý rác thải hút bể phốt định kỳ.

Kết luận buổi làm việc, Đoàn giám sát đề nghị đơn vị chủ đầu tư khu xử lý chất thải Quang Trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục còn lại. Đối với 5 bãi rác tạm, phải thực hiện phun xịt hóa chất để giảm mùi hôi. Đồng thời phối hợp với UBND huyện Thống Nhất tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc đăng ký đổ rác và đóng phí theo quy định, có chế tài xử phạt với những ai vi phạm môi trường.


Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Phòng sốt xuất huyết trong hè

Vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 hằng năm là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết hoành hành và mang lại hậu quả khôn lường các chuyên gia dự đoán 2014 sẽ bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là một loại bệnh truyền nhiếm cấp tính và lây lan chủ yếu do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi này thường ở trong nhà, tròn các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ngày lần đêm.
Đây là một bệnh mùa hè nguy hiểm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới và ai cũng có thể mắc phải nhưng đa số trường hợp tử vong rơi vào trẻ nhỏ khi các bé gặp phải biến chứng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa…

Tránh muỗi đốt là cách phòng tránh sốt xuất huyết
Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị được phê duyệt chính thức, do đó, cách tốt nhất để bảo vệ con yêu là phòng bệnh cho bé cũng như cho cả gia đình bằng cách không để muỗi đốt, đồng thời không cho muỗi có nơi làm tổ và sinh sản. Cụ thể như:
·                  Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
·                  Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi..
·                  Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muôi, phun thuốc chống .muỗi…
·                  Phát quang bụi râm. Giữ gìn vệ sinh, hút bể phốt đinh kỳ , tránh ô nhiễm môi trường.
·                   Xử lý thông cống nguồn nước tránh để rác thải rơi vào làm ô nhiễm nguồn nước. Tránh ứ đọng nước.
·                  Cần kịp thời xử lí thông tắc cống khi có dấu hiệu ứ trệ.

Giữ gìn môi trường sạch sẽ là cách tốt nhất để sốt xuất huyết tránh xa con yêu của bạn.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Duyệt chi dự án bảo vệ môi trường ở Hà Nội

HĐND thành phố chiều 15/7 vẫn ủng hộ tuyệt đối kế hoạch chi 1.329 tỷ đồng dự án cải thiện môi trường Hà Nội.

Bản đề án do UBND thành phố soạn thảo nhắm tới 8 dự án xử lý ô nhiễm, chiếm 1019 tỷ đồng và đầu tư cho các khu xử lý chất thải rắn tập trung cấp huyện với mức chi 310 tỷ đồng.

Mục tiêu đặt ra trong năm 2009 là hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn; 2010 xử lý 10-15% lượng nước thải sinh hoạt, 100% chất thải rắn y tế, giải quyết ô nhiễm toàn bộ các hồ nước đã được nạo vét, thông cống , kè bờ, xử lý 40% lượng nước thải công nghiệp…


Nhiều đại biểu cho rằng mục tiêu đề ra quá cao, lại có nhiều độ “vênh” so với thời gian thực hiện. Đại biểu Phạm Thị Loan làm phép tính, chỉ còn 18 tháng để thành phố phấn đấu những chỉ tiêu “đạt… đỉnh”. Bà Loan đặt câu hỏi về tính khả thi của đề án. Chia sẻ nghi ngại đó, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng những con số tuyệt đối như 95%, 100% bước khó qua. Đề án chỉ tập trung vào 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất hiện nay là: ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm không khí do bụi, ô nhiễm do chất thải rắn.
Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2009, ô nhiễm không khí do bụi ở Hà Nội đã quá ngưỡng chịu đựng. 180/250 điểm đo có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, đường Nguyễn Trãi có điểm vượt tiêu chuẩn cho phép 11 lần, đường Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần. Ngã ba Tam Trinh - Lĩnh Nam nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 5,2 lần, đường Phạm Văn Đồng vượt 3,6 lần…
Theo thống kê chưa đầy đủ, chất thải rắn công nghiệp của thành phố khoảng 750 tấn/ ngày, mới thu gom khoảng 85-90% và trong số thu gom được mới xử lí khoảng 60%. Hiện trong số 5 khu xử lí chất thải rắn tập trung của thành phố có tới 3/5 bãi rác sắp lấp đầy. Việc thiếu bãi chôn lấp sẽ là một khó khăn rất lớn đối với thành phố trong việc xử lí chất thải rắn.Tổng khối lượng nước thải công nghiệp khoảng từ 100.000 - 120.000m2/ngày đêm, trong đó lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới xử lí 20 - 30%.
Tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực nội thành, nội thị khoảng 700.000m3/ngày đêm, trong khi thành phố có 4 trạm xử lí nước thải sinh hoạt tập trung với công suất thiết kế đạt 48.500m3/ngày đêm chiếm 6,9%, mà hầu hết các hộ sử dụng ít sử dụng thêm các dịch vụ ngoài xử lý chất thải sinh hoạt như hut be phot, thông tắc cống chuyên nghiệp
Về sông ngòi, sông Tô Lịch có các chỉ số “lệch” chuẩn rất lớn, chẳng hạn hàm lượng ô xi hoà tan (DO) thấp hơn 2,31 lần so với tiêu chuẩn, nhu cầu ô xi sinh học vượt tiêu chuẩn cho phép 7,13 lần, nhu cầu ô xi hoá học vượt 9,86 lần… Các con sông khác đều đã bị ô nhiễm nặng, nhất là sông Nhuệ cần có những biện pháp khắc phục kịp thời.


Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường ở thủ đô

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn cần giải quyết

Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có 3.500 tấn là chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.
Môi trường nước mặt tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đang bị ô nhiễm nặng do hầu hết nước thải của các khu đô thị, các khu công nghiệp, bệnh viện, khu vực dân cư đông đúc, các làng nghề... chưa được xử lý, thông cống hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp vào nguồn nước.
Trong giai đoạn hiện nay, thành phố áp dụng kết hợp 3 loại: công nghệ xử lý tiên tiến trên thế giới, chôn lấp hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam và chôn lấp thủ công. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp nguy hại sẽ thực hiện kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau: đốt, chôn lấp hợp vệ sinh và các công nghệ phụ trợ khác.
4 con sông thoát nước trong khu vực nội thành: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ là các con sông điển hình bị ô nhiễm nặng nề nhất . Ô nhiễm không khí do bụi xây dựng và khí thải giao thông cũng đang là vấn đề bức xúc cần phải xử lý... 
Để giải quyết vấn đề bức xúc trên, UBND thành phố quy hoạch khu xử lý chất thải rắn nguy hại cho toàn thành phố gắn với việc nghiên cứu để có thể thực hiện kết hợp liên tỉnh theo quy hoạch vùng Thủ đô. 
Để xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt, thành phố áp dụng công nghệ xử lý kết hợp: công nghệ lọc nước, công nghệ sinh học và công nghệ hóa học. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, buộc các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ, bệnh viện phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết rõ thời gian hoàn thành, nếu không thực hiện sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu hoặc đình chỉ hoạt động.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ mở rộng các khu không gian công cộng và phát triển không gian xanh đô thị để điều hòa tiểu khí hậu. Phát triển giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm bụi và khí thải từ các hoạt động giao thông gây ra.
Phấn đấu đến năm 2010, 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý; xử lý hut be phot từ 10- 15% lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thành; xử lý xong ô nhiễm nước cho toàn bộ các hồ đã được nạo vét , thông tắc cống thải và kè bờ trên địa bàn; xử lý khoảng 40% lượng nước thải công nghiệp... 

Xử lý dự án 'treo'
Tại các dự án đầu tư, thành phố sẽ tập trung chỉ đạo rà soát, xác định các dự án trọng điểm, ưu tiên các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ an sinh xã hội tập trung nguồn vốn để thực hiện dứt điểm. Đối với các dự án nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện sẽ quyết định thay chủ đầu tư khác có năng lực để triển khai thực hiện.
Trên địa bàn thành phố hiện có 505 dự án chậm triển khai thực hiện với tổng diện tích 6.823 ha đất, cần phải kiên quyết xử lý. Trong đó, có 294 dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng chậm triển khai công tác giải phóng mặt bằng cần phải kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ; 48 dự án không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa; 39 dự án chậm 24 tháng so với tiến độ dự án được duyệt... 
Để khắc phục và xử lý các "dự án treo", thời gian tới, UBND thành phố sẽ bổ sung, hoàn thiện khung chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện dự án, đồng thời có chế tài nghiêm khắc hơn đối với các vi phạm.
Thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch, từng bước thay thế phương thức giải phóng mặt bằng từng dự án như hiện nay. 


Ô nhiễm môi trường tại huyện đảo Lý Sơn

Hàng ngày hơn 22.000 người dân Lý Sơn hàng ngày mang rác thải đổ thẳng xuống biển vì không còn bãi xử lý rác sinh hoạt, khiến khu bảo tồn biển bị ô nhiễm, chính quyền thì nhắm mắt làm ngơ, môi trường biển ngày càng bị hủy hoại.
Trên thực tế thì tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng bãi xử lý rác thải sinh hoạt cho huyện đảo Lý Sơn nhưng tháng 9-2009, bão số 9 tràn về san bằng bãi xử lý này mà hiện nay vẫn chưa được khắc phục đưa vaò hoạt động trở lại. Do vậy 3 năm nay, hơn 22.000 người dân trên đảo hàng ngày đành mang rác thải ra đổ thẳng xuống biển, tất cả rác thải sinh hoạt của người dân đều đổ hết ra biển, mà các dịch vụ vệ sinh, thông cống, hut be phot gần như không có hay người dân cũng không quan tâm nên vô tình biển trở thành bãi rác tựu nhiên của người dân

Cầu cảng , nơi đón khách của huyện đảo cũng tràn ngập rác thải, bốc mùi hôi thối của rác thải. Mỗi đợt thủy triều lên, sóng đưa rác thải trở lại vào bờ bốc mùi. Ông Trần Tùng ở xã An Vĩnh, bày tỏ: "Không có bãi xử lý rác thải nên dân phải đổ rác xuống biển chứ biết mang đi đâu bây giờ. Đất thì chật, dân cư đông đúc, du khách khắp nơi đến tham quan ngày càng nhiều nên rác thải sinh hoạt tăng gấp nhiều lần so với trước".
Theo thống kê của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện đảo Lý Sơn, trung bình mỗi ngày có khoảng 30 tấn rác thải từ các khu dân cư thải ra, trong đó chủ yếu được đổ ra biển. Mà gần như không có bất cứ 1 dịch vụ hay biện pháp xử lý rác thải nào
Bên trong các bịch đó thường là gia cầm chết, được người dân mang ném thẳng xuống biển, trôi dạt vào bờ. Mọi nguồn nước thải sinh hoạt, nước tẩy rửa vệ sinh tàu và sơ chế thủy sản cũng xả thẳng xuống vùng biển đảo Lý Sơn và họ cũng không có biện pháp vệ sinh hay chí ý sử dụng định kỳ dịch vụ hay các chất bột tẩy rửa , bôt thông cống hút bể phốt định kỳ, cứ thể xả thẳng luôn ra biển.

Những hộ dân ở cách xa bờ biển thì mang rác thải ra những khu đất trống ven đường hoặc gần khu nghĩa địa để đốt cháy. Trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở huyện đảo Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ kinh phí 130 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho người dân nơi đây.Không biết bao giờ nhà máy mới hoàn thành nhưng nhìn cảnh biển ô nhiễm ngày càng nặng nề thì chỉ biết ngao ngán, môi trường sống của người dân đang bị chính họ hủy hoại, nếu không có những biện pháp kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả to lớn.


Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Ô nhiễm biển tại Việt Nam

Hơn 3.260km đường biển, với 125 bãi tắm lớn, nhỏ, khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500ha rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc chí Nam ở Việt Nam. Du lịch biển Việt Nam được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh và các nguồn lợi từ biển cũng được đánh giá rất cao
Nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ.
Ngoài ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tải khách du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm... cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới. Hậu quả là các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng.
Sự quá tải của các bãi tắm, rác thải sinh hoạt tuồn ra biển từ hộ kinh doanh, người dân, khách du lịch, ô nhiễm dầu từ các phương tiện vận chuyển.
Bãi biển Sầm Sơn, Vũng tàu,... hàng năm đón hàng trăm nghì lượt du khách,kéo theo đó việc quá tải trong xử lý vệ sinh môi trường, chất thải sinh hoạt không được xử lý thông cống, hut be phot xả đều ra biển, cơ quan chức năng biết nhưng vẫn nhắm mắt làm ngơ không có các hành động xử lý cụ thể, phát triển du lịch kèm theo ô nhiễm môi trường

Sự phát triển của các làng chài, hộ nuôi trồng thủy sản trên biển kéo theo đó vấn đề ô nhiễm vùng biển, hàng ngày nước thải sinh hoạt vẫn được xả thẳng xuống biển, việc xử dụng các biện pháp vệ sinh, dịch vụ hút bể phốt chuyên nghiệp gần như vẫn là điều xả xỉ ở đây
Các cảng biển, phương tiện vận tải thì vẫn đang ngày ngày hoạt động, kéo theo đó việc ô nhiễm dầu trên biển, ảnh hưởng rất nhiều là hệ sinh thái.

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về đường bờ biển, hệ sinh thái biển, nhưng không có nhưng biện pháp cụ thể để giảm ô nhiễm, những tác động tiêu cực của việc gây ô nhiễm môi trường thì sẽ để lại hậu quả to lớn, hệ sinh thái biển dần suy kiệt, tài nguyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều, cuộc sống sức khỏe.... kéo theo đó ảnh hưởng lớn. Hãy hành động vì môi trường biển từ ngay lúc này, vì chúng ta và vì tương lai sau này.


Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Xử lý ô nhiễm chất thải rắn

Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn diễn ra rất phức tạp chưa có sự sát sao quản lý chặt chẽ. Một số bãi rác đã biến thành điểm nóng về an ninh trật tự, xuất hiện tình trạng khiếu kiện kéo dài, tụ tập đông người ngăn cản xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt vào bãi làm cho tình hình ô nhiễm môi trường càng trầm trọng thêm mà vẫn chưa có các khắc phục triệt để. 

Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là 61.500 tấn/ngày (thành thị là 31.000 tấn/ngày, nông thôn 30.500 tấn/ngày (số liệu năm 2012)). Tỷ lệ thu gom, xử lý trung bình tại các đô thị là 83,5%, vùng nông thôn khoảng 20-30%. Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta có xu hướng phát sinh ngày càng gia tăng, trung bình khoảng 10%/năm. Dự báo đến năm 2015, lượng chất thải rắn đô thị phát sinh khoảng 37.000 tấn/ngày, đến 2020 là 50.000 tấn/ngày. Hiện cả nước có khoảng 458 bãi chôn lấp có quy mô trên 1 ha với tổng diện tích khoảng 1.813 ha; trong đó, có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (chiếm 26,5%), còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, không sử dụng các dịch vụ thong cong hay hút bể phốt định kỳ để giảm thiểu , xử lý chất thải sinh hoạt hay việc xử lý nước rỉ đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích đất rất lớn.


Các vi phạm trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung chủ yếu vào các hành vi như không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường; thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; không xây lắp, xây lắp không đúng đối với công trình xử lý môi trường; chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không đúng nơi quy định; không tiến hành phân loại chất thải rắn, chôn chất thải rắn sinh hoạt lẫn với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại;... 
Xử lý chất thải rắn đang là vấn đề bức xúc không chỉ ở các đô thị mà còn là vấn đề nóng, cấp bách ở các khu vực dân cư nông thôn. Phần lớn chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh (khoảng 73%) nên gây ô nhiễm môi trường, chiếm diện tích lớn. Trong khi đó, ở nông thôn chất thải rắn chưa thu gom, xử lý còn khá lớn, gây ô nhiễm về môi trường, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn ở nước ta còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất hoặc chồng chéo, việc phân công trách nhiệm quản lý chất thải rắn giữa các bộ ngành còn chưa rõ ràng, nhất là quản lý chất thải rắn ở nông thôn. 

Nhiều đại biểu cũng đã thảo luận, trao đổi về thực trạng cũng như đề ra các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt: cần tập trung hoàn thiện việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên cả nước là cơ sở cho việc xác định vị trí, quy mô đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn; nghiên cứu, chỉnh sửa bổ sung, xây dựng mới các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt; hoàn thiện các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân và chủ doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, thu gom chất thải rắn sinh hoạt , thường xuyên định kỳ sử dụng dịch vụ vệ sinh thông tắc cống hay hut be phot chuyên nghiệp , cũng như việc giám sát thực hiện công tác quản lý chất thải rắn của các cơ sở, đơn vị liên quan.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Các cở sở liên tục đổ nước thải ra kênh

Gần đây cảnh sát môi trường TPHCM bắt quả tang 5 doanh nghiệp xả thải không qua xử lý ra môi trường. Trong đó có cả doanh nghiệp từng bị bắt cũng về hành vi này nhưng tiếp tục vi phạm, không nộp phạt và chấn chỉnh sai phạm nay lại tiếp th
5 doanh nghiệp bị bắt quả tang vi phạm về môi trường gồm: Doanh nghiệp tư nhân Phú Lộc (khu phố 5, đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TPHCM); Công ty TNHH Thời trang Anh Nhật (khu phố 1, đường ĐTH 21, phường Đông Hưng Thuận); cơ sở Vũ Văn Tuấn; Chi nhánh Công ty TNHH Minh Phụng và cơ sở nhuộm Nguyễn Quốc Huy (khu phố 4, Đông Hưng Thuận, Q.12). Các doanh nghiệp này chuyên sản xuất vải, nhuộm… nhưng không lập hệ thống xử lý nước thải hay thong cong thường xuyên mà thải trực tiếp ra kênh Tham Lương. Một số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải nhưng không hoạt động hoặc bị hư hỏng nhưng chưa sửa chữa.


Đáng phải lưu ý hơn là , trong số 5 doanh nghiệp bị bắt quả tang vi phạm lần này có 2 doanh nghiệp thuộc diện tái phạm. Công ty TNHH Thời trang Anh Nhật xả nước thải từ xưởng giặt không thu gom xử lý mà đổ thẳng ra kênh Tham Lương. Khí thải phát sinh từ các lò hơi , chất thải sinh hoạt cũng không được xử lý bằng dịch vụ vệ sinh thông tắc cống, hut be phot theo quy định. Điều này có thể thấy được hành vi của công ty trên là có tính vi phạm nghiêm trọng cao tới môi trường có tính thường xuyên cố ý, cần phải có chế tài nghiêm khắc hơn.

Trước đó, công ty Anh Nhật từng bị xử phạt hành chính về hành vi xả thải không qua xử lý. Công ty cam kết sẽ xây hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhưng đến nay vẫn không chịu làm và tiếp tục vi phạm. Tương tự, cơ sở Nguyễn Quốc Huy vào năm 2011 đã bị xử phạt hành chính vì hành vi xả thải nhưng đến nay vẫn chưa nộp phạt và tiếp tục tái phạm.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận 12, TPHCM dọc theo kênh Tham Lương xả nước thải ra con kênh này. Nếu không có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời và không có ý thức bảo vệ môi trường, nguy cơ dòng kênh này bị “bức tử” là điều đang hiển hiện trước mắt.  Việc trước mắt cần làm là xử lý mạnh tay trường hợp vị phạm môi trường, nao vét thông cống tiêu chuẩn định kỳ kênh mương.
Theo - báo dân trí -


Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Nhà máy bia gây ô nhiễm môi trường

Phía sau những cốc bia mát lạnh của Nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh sủi bọt trắng xóa trong quán nhậu, nhà hàng là những người dân ở TP Vinh, Nghệ An, đang kêu trời vì nước thải đen đục cứ ngày đêm xả thẳng ra môi trường. Mà chưa có ai giải quyết, dân chỉ biết kêu trời khiếu nại, cơ quan có chức năng thì chưa xử lý triệt để, nhà máy tiếp tục xả thải.

Chạy bao quanh phía sau nhà máy bia Sài Gòn -Nghệ Tĩnh (đóng tại trung tâm phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An), chúng tôi lãnh đủ mùi đặc trưng của nước thải đang sực lên vô cùng hôi thối. Hai bên đường hiện lên cảnh nhà dân đồng loạt đóng cửa. Hỏi chuyện mới biết, hễ nhà nào hé cửa là mùi hôi thối xộc vào ngay nên mặc cho trời nóng bức đến mức nào thì mọi nhà đều phải chấp nhận đóng kín cửa để ngăn bớt mùi.
Thối cả làng
Nhà ông Đ. ở khối 6, cạnh đường Võ Thị Sáu là một trong những “nạn nhân” của mùi hôi thối nên ông không giấu nổi bức xúc: “Không thể nói hết nỗi khổ của dân vùng ô nhiễm đâu. Ban ngày có đi ra khỏi làng mới tránh được không khí ngột ngạt. Ban đêm thì không tài nào ngủ trọn giấc. Còn chiều tối muốn đi tập thể dục thì phải cố bịt khẩu trang. Ác nghiệt là giờ nào, mùa nào nó cũng thối. Khi thời tiết thay đổi đột ngột thì mùi hôi thối lan khắp cả làng”.
Dọc đường Nguyễn Xí cũng cảnh nhà nhà đóng cửa giữa khí trời oi nóng. Ông Ph. (nhà ở sát cống thoát nước phía sau nhà máy ra mương số 3) cứ lắc đầu khi nghe chúng tôi hỏi chuyện nước thải gây ô nhiễm của nhà máy bia: “Nhiều người, nhiều đoàn cán bộ đến điều tra tỉ mỉ lắm rồi nhưng có ai giúp được dân đâu. Dân gửi bao nhiêu đơn, chính quyền vẫn thờ ơ. Dân yêu cầu họp nhiều lần nhưng chính quyền vẫn bất lực mười mấy năm nay. Làng xóm, khối phố mỗi ngày mỗi nặng mùi hôi thối khiến dân sống không yên. Tệ hại quá, doanh nghiệp chỉ biết thu lợi nhuận mà không nghĩ đến quyền sinh sống của con người”.
Nói đoạn, ông gọi ông T. - một chủ nhà ở cạnh ra tiếp chuyện chúng tôi. Ông T. mang theo một tập đơn kêu kiện dày kín chữ kí của người dân (trong đó có một số cán bộ tỉnh về hưu) gửi các cơ quan chức năng rồi dẫn tôi ngược về miệng cống số 3, nói: “Bà con ở quanh đây không chịu nổi nên đã thuê một xe tải đá rồi dùng vữa xi măng lấp kín miệng cống, ngăn không cho nước thải độc hại chảy ra nhưng sau đó giám đốc thuê máy xúc đến gỡ miệng cống, thông cống lại như xưa. Mới đây họ xây hẳn một bệ bê tông che trên miệng cống số 3 để ngăn chuyện bà con lấp cống”.
Và  khi thấy nhiều người dân ở sát mương số 3 bị chết do ung thư phổi, dân làng lại kéo đến tìm cách lấp miệng cống, buộc giám đốc nhà máy là ông Đặng Duy Đông ra xin lỗi rồi hứa “nếu một tuần sau nước thải nhà máy còn gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con thì tôi không làm giám đốc nữa”. Nhưng rồi đâu lại vào đó chỉ là lời hứa suông tới nay vẫn chưa thực hiện gì.

Vô  tư xả trộm
Đội trưởng đội phòng chống tội phạm gây ô nhiễm và suy thoái môi trường thuộc Phòng Cảnh sát môi trường (PC 36) Công an Nghệ An Trung tá Trần Phúc Thịnh - dẫn tôi chui vào gầm bê tông bắc qua đoạn mương số 3, nơi có cống ngầm nối với hệ thống xử lí nước thải của nhà máy. Trong không gian hẹp dưới gầm bê tông, mắt mũi chúng tôi cay xè do hơi a xít từ nước xả xộc thẳng vào mặt.
Chúng tôi ra khảo sát dòng mương số 3 vào phía trong, phát hiện thêm hai cống ngầm cũng đang xả trộm nước thải bốc mùi nồng nặc. Đây là cống dẫn nước từ khu vực rửa chai xả thẳng ra mương, gây ô nhiễm , bốc mùi nặng nề.
 Rời mương số 3, Trung tá Thịnh chỉ cho tôi vị trí hai cống ngầm khác từng là “thủ phạm” chính gây nên nạn ô nhiễm mà dân đã kêu trời. Đây là hai cống xả thẳng nước thải từ khu vực sản xuất, chưa qua xử lí ra mương cạnh đường Võ Thị Sáu. Trung tá Thịnh cho biết: “Mỗi lần nhà máy xả trộm nước thải qua đây là dân lại gọi điện báo phòng PC 36. Mới đây, cảnh sát môi trường kết hợp Sở TN-MT đến hiện trường, lập biên bản, làm báo cáo kiến nghị UBND tỉnh đình chỉ hoạt động của nhà máy nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì”.
 Từ đây, chúng tôi đi qua gần mười cây số, đến vùng làng thuộc khối 15, phường Bến Thuỷ chứng kiến đoạn cuối mương số 3 đang tuôn dòng nước đen ngòm ra sông Cả. Mà gần như cong ty cũng không suwe dung thêm dịch vụ thông tắc đường cống, vệ sinh hut be phot để giảm thiểu tác động mùi hôi thối ô nhiễm. Cách đó chừng hai cây số là một vùng đồng bãi xã Hưng Hoà cũng nồng nặc mùi hôi thối. Ông Chu Văn Thụ -Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã - nêu một nỗi khổ điển hình của người dân: “Khổ nhất là dân làm ruộng. Mỗi khi xuống đồng họ đã đi tất chân, tất tay rồi mà vẫn mắc bệnh ngứa, lở loét hết chân tay”. Mà có ai giải quyết hậu quả đâu.

Giám đốc Nhà máy bia Sài gòn - Nghệ Tĩnh, ông Đông thừa nhận nhà máy đã gây ô nhiêm môi trường trong nhiều năm nay. Ông nói: “Tôi biết tôi có lỗi với dân, với nhà nước nhưng khi nhà máy chưa khắc phục được thì dân phải chịu khó chờ thêm một thời gian nữa”. Khi chúng tôi hỏi về lời hứa của ông trước người dân là sẽ “từ chức nếu nước thải vẫn gây ô nhiễm môi trường”, ông Đông lại nói: “Tôi đang khắc phục. Nếu khắc phục không xong, tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy”. Không biết giám đốc trên thực hiện lời hứa của mình tới đâu , như thế nào, hay chỉ là lời hứa xuông, hứa cho qua chuyện!
Theo- báo dân trí -


Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Chấp nhận xả nước thải ra sông tại TP Hồ Chí Minh

Với việc lượng nước thải sinh hoạt từ người dân quá lớn không thể xử lý kịp, Ban quản lý dự án (BQLDA) vệ sinh môi trường TP HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè chấp nhận phương án tạm thời xả thải trực tiếp ra sông Sài Gòn chưa qua xử lý. Mặc dù sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nhưng đây chỉ là phương án tạm thời, sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất
Vốn đầu tư còn hạn chế nên dự án vệ sinh môi trường TP HCM tại lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè trong giai đoạn 1 đang còn nhưng lại, không đủ khả năng xử lý toàn bộ nước thải. Vì vậy, BQLDA đã đưa ra giải pháp tạm thời là xả nước thải sinh hoạt của người dân chưa qua xử lý vào sông Sài Gòn trong khi chờ dự án triển khai giai đoạn 2, vì chi phí sử dụng dịch vụ xử lý thông cống, hut be phot tương đối cao so với mặt bằng chung chi trả của người dân.

Dự án đã ngăn được nước thải sinh hoạt đô thị không xả xuống kênh bằng hệ thống cống bao hai bên, tuyến cống này tiếp nhận lượng nước thải và đổ về nhà máy xử lý nước thải. Tuy nhiên, lượng nước thải quá lớn, nhà máy xử lý nước thải thì chưa xây dựng, không thể lưu nước thải chờ xây dựng nhà máy xong để xử lý, nên phải xả trực tiếp ra sông Sài Gòn mà không qua xử lý.
Từ khi triển khai dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hàng nghìn hộ dân được cải thiện đời sống, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã dần hồi sinh, từ đó các ổ bệnh giảm hẳn, cảnh quan khu vực xung quanh đẹp hơn.
Ông Phan Châu Thuận, Giám đốc BQLDA vệ sinh môi trường TP HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè cho biết thì việc thu gom nước thải từ lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình...) đổ ra sông Sài Gòn chỉ là một giải pháp tình thế. Trong tương lai, lượng nước thải đó sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường để đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường

Ông Thuận giải thích, do tổng vốn đầu tư dự án này quá lớn nên thành phố đã chia thành hai giai đoạn. Hiện giai đoạn 1 đã hoàn thành là hệ thống thu gom nước thải; sắp tới sẽ thực hiện giai đoạn 2 là xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè và xử lý nạo vét bùn, thông cống tại các kênh mương trên địa bàn để giúp người dân không chịu ảnh hưởng từ o nhiễm môi trường