Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Duyệt chi dự án bảo vệ môi trường ở Hà Nội

HĐND thành phố chiều 15/7 vẫn ủng hộ tuyệt đối kế hoạch chi 1.329 tỷ đồng dự án cải thiện môi trường Hà Nội.

Bản đề án do UBND thành phố soạn thảo nhắm tới 8 dự án xử lý ô nhiễm, chiếm 1019 tỷ đồng và đầu tư cho các khu xử lý chất thải rắn tập trung cấp huyện với mức chi 310 tỷ đồng.

Mục tiêu đặt ra trong năm 2009 là hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn; 2010 xử lý 10-15% lượng nước thải sinh hoạt, 100% chất thải rắn y tế, giải quyết ô nhiễm toàn bộ các hồ nước đã được nạo vét, thông cống , kè bờ, xử lý 40% lượng nước thải công nghiệp…


Nhiều đại biểu cho rằng mục tiêu đề ra quá cao, lại có nhiều độ “vênh” so với thời gian thực hiện. Đại biểu Phạm Thị Loan làm phép tính, chỉ còn 18 tháng để thành phố phấn đấu những chỉ tiêu “đạt… đỉnh”. Bà Loan đặt câu hỏi về tính khả thi của đề án. Chia sẻ nghi ngại đó, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng những con số tuyệt đối như 95%, 100% bước khó qua. Đề án chỉ tập trung vào 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất hiện nay là: ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm không khí do bụi, ô nhiễm do chất thải rắn.
Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2009, ô nhiễm không khí do bụi ở Hà Nội đã quá ngưỡng chịu đựng. 180/250 điểm đo có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, đường Nguyễn Trãi có điểm vượt tiêu chuẩn cho phép 11 lần, đường Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần. Ngã ba Tam Trinh - Lĩnh Nam nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 5,2 lần, đường Phạm Văn Đồng vượt 3,6 lần…
Theo thống kê chưa đầy đủ, chất thải rắn công nghiệp của thành phố khoảng 750 tấn/ ngày, mới thu gom khoảng 85-90% và trong số thu gom được mới xử lí khoảng 60%. Hiện trong số 5 khu xử lí chất thải rắn tập trung của thành phố có tới 3/5 bãi rác sắp lấp đầy. Việc thiếu bãi chôn lấp sẽ là một khó khăn rất lớn đối với thành phố trong việc xử lí chất thải rắn.Tổng khối lượng nước thải công nghiệp khoảng từ 100.000 - 120.000m2/ngày đêm, trong đó lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới xử lí 20 - 30%.
Tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực nội thành, nội thị khoảng 700.000m3/ngày đêm, trong khi thành phố có 4 trạm xử lí nước thải sinh hoạt tập trung với công suất thiết kế đạt 48.500m3/ngày đêm chiếm 6,9%, mà hầu hết các hộ sử dụng ít sử dụng thêm các dịch vụ ngoài xử lý chất thải sinh hoạt như hut be phot, thông tắc cống chuyên nghiệp
Về sông ngòi, sông Tô Lịch có các chỉ số “lệch” chuẩn rất lớn, chẳng hạn hàm lượng ô xi hoà tan (DO) thấp hơn 2,31 lần so với tiêu chuẩn, nhu cầu ô xi sinh học vượt tiêu chuẩn cho phép 7,13 lần, nhu cầu ô xi hoá học vượt 9,86 lần… Các con sông khác đều đã bị ô nhiễm nặng, nhất là sông Nhuệ cần có những biện pháp khắc phục kịp thời.


4 nhận xét: