Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường ở thủ đô

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn cần giải quyết

Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có 3.500 tấn là chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.
Môi trường nước mặt tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đang bị ô nhiễm nặng do hầu hết nước thải của các khu đô thị, các khu công nghiệp, bệnh viện, khu vực dân cư đông đúc, các làng nghề... chưa được xử lý, thông cống hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp vào nguồn nước.
Trong giai đoạn hiện nay, thành phố áp dụng kết hợp 3 loại: công nghệ xử lý tiên tiến trên thế giới, chôn lấp hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam và chôn lấp thủ công. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp nguy hại sẽ thực hiện kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau: đốt, chôn lấp hợp vệ sinh và các công nghệ phụ trợ khác.
4 con sông thoát nước trong khu vực nội thành: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ là các con sông điển hình bị ô nhiễm nặng nề nhất . Ô nhiễm không khí do bụi xây dựng và khí thải giao thông cũng đang là vấn đề bức xúc cần phải xử lý... 
Để giải quyết vấn đề bức xúc trên, UBND thành phố quy hoạch khu xử lý chất thải rắn nguy hại cho toàn thành phố gắn với việc nghiên cứu để có thể thực hiện kết hợp liên tỉnh theo quy hoạch vùng Thủ đô. 
Để xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt, thành phố áp dụng công nghệ xử lý kết hợp: công nghệ lọc nước, công nghệ sinh học và công nghệ hóa học. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, buộc các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ, bệnh viện phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết rõ thời gian hoàn thành, nếu không thực hiện sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu hoặc đình chỉ hoạt động.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ mở rộng các khu không gian công cộng và phát triển không gian xanh đô thị để điều hòa tiểu khí hậu. Phát triển giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm bụi và khí thải từ các hoạt động giao thông gây ra.
Phấn đấu đến năm 2010, 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý; xử lý hut be phot từ 10- 15% lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thành; xử lý xong ô nhiễm nước cho toàn bộ các hồ đã được nạo vét , thông tắc cống thải và kè bờ trên địa bàn; xử lý khoảng 40% lượng nước thải công nghiệp... 

Xử lý dự án 'treo'
Tại các dự án đầu tư, thành phố sẽ tập trung chỉ đạo rà soát, xác định các dự án trọng điểm, ưu tiên các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ an sinh xã hội tập trung nguồn vốn để thực hiện dứt điểm. Đối với các dự án nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện sẽ quyết định thay chủ đầu tư khác có năng lực để triển khai thực hiện.
Trên địa bàn thành phố hiện có 505 dự án chậm triển khai thực hiện với tổng diện tích 6.823 ha đất, cần phải kiên quyết xử lý. Trong đó, có 294 dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng chậm triển khai công tác giải phóng mặt bằng cần phải kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ; 48 dự án không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa; 39 dự án chậm 24 tháng so với tiến độ dự án được duyệt... 
Để khắc phục và xử lý các "dự án treo", thời gian tới, UBND thành phố sẽ bổ sung, hoàn thiện khung chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện dự án, đồng thời có chế tài nghiêm khắc hơn đối với các vi phạm.
Thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch, từng bước thay thế phương thức giải phóng mặt bằng từng dự án như hiện nay. 


7 nhận xét:

  1. Không biết khi nào sẽ xử lý được đây

    Trả lờiXóa
  2. từng bước thay thế phương thức giải phóng mặt bằng từng dự án như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  3. Ô nhiễm thế này nên thảo nào sức khỏe mọi người ngày càng yếu.

    Trả lờiXóa
  4. cần có biện pháp giải quyết cụ thể của nhà nước và các ban ngành liên quan

    Trả lờiXóa
  5. Xử lý ô nhiễm môi trường thủ đô là điều cần thiết

    Trả lờiXóa