Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Ô nhiễm môi trường tại vùng nông thôn

Người dân ở vùng nông thôn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà vệ sinh, phân gia súc, gia cầm, ô nhiễm nguồn nước và thuốc bảo vệ thực vật... Đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động trước thực trạng này, khi mà môi trường ô nhiễm đang là nguyên nhân khiến người dân các vùng nông thôn phải đối mặt với dịch bệnh, sức khỏe , đời sống sinh hoạt

Chứng kiến cuộc sống hàng ngày người dân nông thôn bị rác thải “bao vây” chúng ta mới thấm thía được nỗi cực nhọc của họ khi đây là nơi dịch bệnh thường xuyên bùng phát. Rác, đâu đâu cũng thấy rác. Rác thải do chính những người, những hộ dân thiếu ý thức vứt ra khắp nơi. Từ trong nhà, ven đường, ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ...

Kênh thoát nước Hà Nam (Yên Hưng) là con kênh chia cắt hai xã Phong Hải, Phong Cốc. Lòng kênh chứa đầy rác, tắc nghẽn kênh, ruồi nhặng bâu bám bốc mùi hôi thối đến ghê người. Theo những người dân sống hai bên bờ kênh, lòng kênh trước đây vốn khá sạch, còn tắm, giặt được, thì giờ nó không khác gì cái rãnh thoát nước thải… Theo ghi nhận của chúng tôi, không chỉ có rác, mà ngay cả xác súc vật chết, vật liệu xây dựng cũng xuất hiện trên con kênh.
Người dân cũng đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng vẫn áp dụng phương thức chăn nuôi theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý, không được hut be phot định kỳ được vô tư thải ra kênh. Dòng nước đặc quánh và đen sì, bên trên nổi một lớp rác gồm túi ni lông, rác sinh hoạt... Nếu gặp trời mưa, nước thải lênh láng có lúc tràn cả lên mặt đường làng, trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh. Nước thải đó còn ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao.
Khi được hỏi vì sao những hộ dân sống hai bên bờ kênh không có giải pháp nào để thu gom rác thải và thông cống , khơi thông nguồn chảy? Chúng tôi nhận được câu trả lời từ chính những người dân: “Thu gom sao nổi, mạnh ai người ấy vứt, người ấy thải, dòng kênh nằm giữa 2 xã Phong Cốc và Phong Hải, do vậy bên này đùn cho bên kia và ngược lại, không bên nào có trách nhiệm, thường đổ lỗi cho nhau. Chúng tôi cũng đã nhiều lần tổ chức thu gom rác, song đâu lại vào đấy…”.
Không chỉ ở những con kênh, người dân nhiều vùng nông thôn còn “tự quy hoạch” bãi rác bên lề đường, ngõ xóm. Trong khi, dịch vụ vệ sinh môi trường thông tắc cống chuyên nghiêp ở đây chưa phát triển. Nguyên nhân của tình trạng trên, phần nhiều do ý thức của người dân chưa cao, họ mặc nhiên vứt rác bừa bãi, ở bất kỳ chỗ nào. Điều đáng báo động là nhiều người coi việc giữ gìn vệ sinh môi trường không phải là việc của cá nhân họ, mà coi đây là việc của xã hội, nhiều người còn giữ tư tưởng “sạch nhà ta, mặc nhà hàng xóm”. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và cũng ảnh hưởng đến cảnh quan nông thôn.


có thể ví dụ trung bình mỗi năm nông dân tỉnh Quảng Ninh sử dụng hết hơn 40 tấn thuốc bảo vệ thực vật thì tương ứng sẽ có hơn 4 tấn rác thải từ bao bì bảo quản được thải ra môi trường. Song đến nay toàn tỉnh vẫn chưa có khu xử lý chất thải độc hại này, mà hầu như được gom chung với rác sinh hoạt. Ngoài tác động trực tiếp của quá trình canh tác, môi trường nông nghiệp còn chịu tác động của các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt. Nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã chuyển đổi để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề. Nhưng do thiếu quy hoạch nên thường nằm xen kẽ với diện tích canh tác nông nghiệp. Chất thải trong quá trình sản xuất, trong đó có không ít chất thải chưa qua xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường với hàm lượng các chất độc hại cao, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Một số chất còn ngấm vào thực vật và tồn tại dưới dạng hoá chất có thể gây hại đối với con người.
Ô nhiễm trong làng chưa hết. Nguy hiểm hơn khi thói quen trong canh tác và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân đã và đang khiến đồng ruộng ở nhiều địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, trung bình mỗi năm, nông dân tỉnh Quảng Ninh sử dụng hết hơn 40 tấn thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Bên cạnh mặt tích cực, những hoá chất trên cũng có nhiều tác động xấu tới môi trường. Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất và nước gây ra ô nhiễm. Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là, gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước. Ngoài ra, còn phải kể đến một khối lượng lớn bao bì chứa chất gây hại đến sức khoẻ con người vứt tràn lan ở bờ ruộng, bờ mương, sông ngòi sẽ ngấm dần vào nguồn nước ngầm…
Để cải thiện tình hình vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay, một trong những biện pháp quan trọng là vận động cộng đồng dân cư nông thôn có ý thức và thay đổi tập quán, thói quen xả rác tuỳ tiện. Khuyến cáo bà con nên tận dụng vườn, ruộng để xử lý rác thải hữu cơ, hạn chế dùng các sản phẩm gây nguy hại tới môi trường như: Túi ni lông, các sản phẩm bao bì bằng nhựa, thuỷ tinh… Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi “sạch”, hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Quy hoạch chăn nuôi và đẩy mạnh quản lý nhà nước về môi trường trong chăn nuôi. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Bên cạnh đó, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương tại các vùng nông thôn trong tỉnh cũng cần vào cuộc bằng cách huy động nguồn lực tại chỗ, xây dựng các công trình vệ sinh công cộng; tổ chức làm tốt việc thu gom rác thải, cũng như mỗi địa phương nên dành một quỹ đất xa khu dân cư để tạo điểm thu gom, xử lý rác thải, chôn lấp rác theo đúng quy định, tránh tình trạng đổ, vứt rác tràn lan như hiện nay. 
Đó là những việc làm cần thiết cho một tương lai lâu dài vì sức khoẻ người dân và cộng đồng xã hội.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét