Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn đất



           Môi trường đất là nơi trú ngụ của hầu hết các loại sinh vật và con người, là nguồn tài nguyên quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, khu trung tâm kinh tế, người nông dân sử dụng vào tăng gia sản xuất…
            Hiện nay, thực trạng ô nhiễm môi trường và nhà vệ sinh nghiêm trọng đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta; hiện tưởng thay đổi khí hậu, trái đất nóng lên đều do sự ô nhiễm môi trường gây ra. Cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì nguồn đất cũng đã và đang đáng báo động về tình trạng ô nhiễm và suy thoái nặng.

            Những nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn đất đều chủ yếu do tác động của con người.
·         Nguồn gốc nhân tạo:
§  Do chất thải sinh hoạt: Hàng ngày số lượng chất thải đổ ra môi trường rất lớn, trong đó số lượng được qua xử lý rất ít,  nhiều cống thoát nước bị tắc không được thông tắc cống sớm còn có thể khiến các chất thải có thể thẩm thấu vào trong đất.
§  Do các chất thải công nghiệp: Thời đại công nghiệp hóa ngày càng phát triển hangf loạt công ty, xưởng công nghiệp ra đời đi cùng với đó là số lượng chất thải công nghiệp đổ ra môi trường cũng nhiều hơn, mà hàm lượng các chất độc hại trong chất thải công nghiệp độc hại hơn chất thải sinh hoạt rất nhiều, vì hầu như đều là các chất hóa học.
§  Do hoạt động nông nghiệp: Ở các vùng nông thôn đất chủ yếu đều được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, ngày nay sản xuất nông nghiệp chủ yếu đều dùng các sản phẩm của nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất như phân bón có chứa nhiều chất kích thích hóa học, thuốc sâu, thuốc cỏ… lâu dần khiến nguồn đất bị suy thoái, ít dinh dưỡng.
§  Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác mà con người tác động lên như các chất phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật….
·         Nguồn gốc tự nhiên
§  Do lắng đọng các chất, do hoạt động núi lửa….
Các giải pháp bảo vệ môi trường đất
§  Bảo vệ đất nông nghiệp: Áp dụng các biện pháp bón phân cân đối, bón đủ các chất dinh dưỡng theo yêu cầu của cây trồng. Ngoài ra, cần đầu tư bón thêm vôi, phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh để cải thiện độ phì nhiêu của đất cũng như làm tăng kết cấu của đất, đặc biệt đối với các vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua. Cải tạo lại hệ thống tưới tiêu, đồng thời cải tạo các vùng đất thấp trũng thường bị ngập nước để thâm canh tăng vụ, nếu không thể cải tạo thì nên chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sang lúa cá, nuôi cá. Xây dựng được các công thức luân canh hợp lý đối với từng vùng đất nhằm đảm bảo được sự bền vững về mặt sinh học.
§  Hoàn thiện và thực hiện tốt luật đất đai
§  Hoàn thiện hệ thống quản lý đất của Nhà nước
§  Bảo vệ và khai thác hợp lý rừng và đất rừng
§  Nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc

1 nhận xét:

  1. Môi trường đất là nơi trú ngụ của hầu hết các loại sinh vật và con người, là nguồn tài nguyên quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, khu trung tâm kinh tế, người nông dân sử dụng vào tăng gia sản xuất… Vi the hay bao ve moi truong song cua bạn

    Trả lờiXóa