Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Bí mật dưới ‘toilet’ 4.000 tuổi ở Việt Nam

Các “chất thải” có tuổi đời hàng nghìn năm của con người và chó đã được bảo quản hoàn hảo ở Rạch Núi. Chúng sẽ đem lại những thông tin quý giá về chế độ ăn uống của con người thời bấy giờ.

Hãng tin ABC của Australia đưa tin, nhóm nghiên cứu của các chuyên gia khảo cổ của Australia và Việt Nam đã phát hiện ra một di tích có tuổi đời lên đến 4.000 năm tuổi ở miền Nam Việt Nam.
Các nhà khảo cổ cho rằng, di tích này chính là “bể phốt nhân tạo” đầu tiên ở Việt Nam và đây là một phát hiện mang tính đột phá trong việc nghiên cứu lịch sử ở khu vực Đông Nam Á. Nó được phát hiện tại một di chỉ khảo cổ cách TP HCM 30 km về phía Nam.

Di chỉ này được được gọi là Rạch Núi, một gò đất nhân tạo cổ xưa, cao khoảng 5m, được bao quanh bao quanh bởi đầm lầy ngập mặn.

Một trong những thành viên nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Marc Oxenham của ĐH Quốc gia Australia, nói với Đài phát thanh Australia rằng, các chất thải của con người và chó đã được bảo quản hoàn hảo ở Rạch Núi. Chúng sẽ đem lại những thông tin quý giá về chế độ ăn uống của con người thời bấy giờ.

"Bên trong chúng có những mảnh xương thú, xương cá và rau”, tiến sĩ Oxenham nói. Ông cho biết nhóm nghiên cứu tin rằng, các nhà vệ sinh này có tuổi đời không dưới 3.500 năm tuổi.

Bên cạnh đó, họ cũng đã tìm thấy những chứng tích của các tòa nhà cổ trong khu vực. "Chúng tôi đã phát hiện ra những cấu trúc và nền tảng được bảo tồn của các tòa nhà, có thể được xây dựng từ 3.500 đến 4.000 năm trước", Tiến sĩ Oxenham cho biết.

Ông này nói thêm: "Chúng tôi chưa bao giờ tìm thấy bất cứ điều gì như thế trước đây".

Những hiện vật khác được phát hiện tại di chỉ khảo cổ Rạch Núi gồm các đồ tạo tác bằng gốm, xương và những cái đục nhỏ làm từ mai rùa.

Một khối lượng công việc rất lớn đang chờ đợi các nhà khảo cổ trong những tháng tới để họ có thể tìm hiểu chính xác những con người thời cổ đại ở Đông Nam Á đã làm gì và sống như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét