Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

50% chất thải thành phố Hồ Chí Minh không về nơi xử lý

Chất thải bể phốt, đường cống đưa về nhà máy xử lý tại TP.HCM trong những tháng qua chỉ còn khoảng 50% so với thực tế. Số còn lại đi đâu? Số lượng lớn chất thải thất thoát lẫn vào môi trường nước có khả năng làm TP.HCM bùng phát dịch bệnh.
Trưa 20/9, người dân ở đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Tân Bình, TP.HCM) không khỏi ngạc nhiên khi thấy một chiếc xe chở chất thải hut be phot, thông cống nhưng hình dáng bên ngoài chẳng khác gì xe… đông lạnh.
Khác với những xe rút hầm cầu khác, chiếc xe này giấu bồn rút hầm cầu vào bên trong thùng xe đóng kín mít. Chỉ khi nào “hành sự” xe mới mở phía sau lôi ống hút ra và để lộ chiếc bồn hầm cầu bên trong. Sau khi rút hầm cầu xong, chỉ cần đóng cửa lại là chiếc xe này lại “hóa kiếp” thành xe thùng kín, chẳng ai biết đây là xe rút hầm cầu.
Giai đoạn gần đây, dọc theo Quốc lộ 1A, Q.12, người đi đường thường bắt gặp xe rút hầm cầu “hóa kiếp” giống như xe đông lạnh. Trong khi đó, theo Quyết định số 73/2007/QĐ-UB của UBND TP.HCM, xe xử lý chất thải phải ghi dòng chữ “Xe thu gom vận chuyển dịch vụ thông tắc cống”.
Sẽ chẳng có gì đáng chê trách nếu việc ngụy trang này giúp cho xe rút hầm cầu sạch sẽ, đẹp đẽ hơn, góp phần tôn tạo mỹ quan đô thị thành phố. Tuy nhiên, do các xe rút hầm cầu thùng kín trên không ghi rõ “ngành nghề” nên rất khó để có thể hiểu khác ngoài mục đích nhằm “ngụy trang”, che mắt cơ quan chức năng và người dân để không bị phát hiện khi đổ bậy.

Thực tế, theo ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Hòa Bình (chủ đầu tư nhà máy xử lý chất hút bể phốt cầu duy nhất tại TP.HCM), hầu hết các xe rút hầu cầu thùng kín không đưa chất thải về đổ tại nhà máy xử lý. Ông Dũng nói, từ đầu 2009 đến nay, lượng xe chở chất thải về nhà máy bỗng dưng giảm xuống trầm trọng và rất đáng báo động.
Xe về nơi xử lý càng ngày càng ít
Theo thống kê của Công ty Hòa Bình, trung bình mỗi ngày có 53 chuyến xe chở chất thải về đổ tại nhà máy, đạt khoảng 50% lượng chất thải hầm cầu phát sinh hàng ngày trên địa bàn TP.HCM.
Theo ông Dũng, do trong 2 tháng trên là giai đoạn tết cổ truyền, người dân ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ hút bể phốt, thông cống nên lượng xe rút hầm cầu về nhà máy giảm là chuyện bình thường. Song từ tháng 3/2009 đến nay, lượng chết thải về nhà máy liên tục giảm chỉ còn khoảng từ 35-37 chuyến/ngày - bằng khoảng 50% lượng chất thải hầm cầu phát sinh thực tế hàng ngày ở TP.HCM.
Riêng ngày 16/8/2009 xe rút hầm cầu về nhà máy thấp kỷ lục: chỉ có 21 chuyến, tương ứng chỉ bằng 30% lượng chất thải phát sinh thực tế. “Như vậy có đến 70% chất thải hầm cầu đổ ra môi trường…” - ông Dũng khẳng định.
Đối chiếu với số liệu do Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) TP.HCM đưa ra: lượng chất thải hầm cầu phát sinh cần thu gom xử lý mỗi ngày trên địa bàn thành phố khoảng 200-300m3 (tương đương với 90 - 100 xe rút hầm cầu) thì số lượng chất thải hầm cầu thất thoát ra môi trường thật đáng lo ngại.

Từ đầu năm 2009 đến nay, thỉnh thoảng lực lượng cảnh sát môi trường của Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP.HCM cũng bắt được một số xe rút hầm cầu đổ chất thải sai quy định. Nhưng không thấm thía vào đâu vì mỗi ngày số xe rút hầm cầu đổ bậy có thể lên đến hàng chục chiếc.

Tình trạng xe rút hầm cầu đổ bậy, gây ô nhiễm môi trường, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đã được Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố báo động từ năm 2006. Đến năm 2008, khi nhà máy xử lý của Công ty Hòa Bình bắt đầu hoạt động, những tưởng vấn nạn này đã được giải quyết. Tuy nhiên, số xe đưa chất thải về đây trong thời gian đầu khá nhiều nhưng sau đó càng ngày càng giảm.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, nhiều chủ xe rút hầm cầu do muốn tiết kiệm tiền vận chuyển nên không đưa chất thải về đổ tại nhà máy xử lý Hòa Bình (thuộc xã Đa Phước, huyện Bình Chánh) mà tìm cách đổ xuống cống, hoặc bán cho những người trồng rau xanh.
 Việc này làm cho những chủ xe rút hầm cầu có ý thức bảo vệ môi trường bất bình: “Những người đổ bậy thườnglấy giá rẻ hơn để cạnh tranh. Mình hạ giá thấp như họ thì chỉ có lỗ đến lỗ vì tiền xăng vận chuyển về nhà máy xử lý là không nhỏ” - chị N.T.B chủ xe hút bể phốt, hầm cầu ở quận Gò Vấp phản ánh.
Trước thực trạng không thể theo dõi, bắt quả tang tất cả các xe rút hầm cầu đổ bậy, Sở TN-MT TP.HCM cho biết sẽ thực hiện chương trình gắn "chíp” điện tử để theo dõi các xe rút hầm cầu.
Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa biết chắc đến khi nào chương trình trên mới được triển khai thực hiện. Không biết bao giời mới thực hiện được nữa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét