Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Bảo vệ nguồn nước tại Việt Nam


Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo nước mặt lục địa đang suy giảm, có nơi ô nhiễm nặng. Ao, hồ, kênh, mương trong các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt mức quy chuẩn cho phép.
Tổng lượng nước mặt của Việt Nam đạt 840 tỷ m3, nhưng hơn 60% lượng nước sản sinh từ nguồn nước quốc tế. Sông Cửu Long phụ thuộc đến 95% tổng lượng nước từ nguồn nước quốc tế, còn sông Thái Bình phụ thuộc 40%. Vì vậy, tình trạng suy kiệt trong hệ thống sông, hồ của nước ta đang ở mức báo động nghiêm trọng.
Thực tế hiện nay, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đang khai thác trên 50% lượng nước dòng chảy. Tỉnh Ninh Thuận khai thác tới 80% lượng nước dòng chảy trên địa bàn. Việc khai thác quá mức nguồn nước trên các lưu vực sông đã làm suy thoái nghiêm trọng số lượng và chất lượng tài nguyên nước. Bên cạnh đó, tình trạng các khu công nghiệp, nhà máy, đô thị xả nước thải, khong sử dụng dịch vụ thông tắc cống chuyên nghiệp và  không hợp chuẩn xuống hệ thống sông, hồ đang gây ô nhiễm khiến nguồn nước mặt trên diện rộng hiện không sử dụng được. Nước thải từ các hoạt động của các cơ quan sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp gây áp lực lớn đến môi trường nước mặt lục địa.



Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), riêng với ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng nước thải có chứa xyanua (CN-) và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Năm 2012, cụm công nghiệp Tham Lương, TP Hồ Chí Minh mỗi ngày xả thải lên 500.000m3. Ở Thái Nguyên, nước thải công nghiệp từ các ngành sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu... chiếm 15% tổng lưu lượng nước sông Cầu về mùa cạn.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, nên lưu lượng nước thải thong cong từ ngành này chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu. Do việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón bất hợp lý, nên trung bình 20 - 30% lượng thuốc và phân bón sử dụng trong nông nghiệp không được cây trồng hấp thụ sẽ theo nước mưa và nước tưới chảy vào nguồn nước mặt, tích lũy trong đất. Không những gây ô nhiễm nguồn nước mặt, mà còn thấm vào nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm đất.
  
Hoàn chỉnh việc quy hoạch để bảo vệ tài nguyên nước

Theo ông Lê Kế Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, nguồn nước ngầm chiếm 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho đô thị đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngày càng khó khăn khi nhà máy vẫn mọc lên với mật độ dày đặc, trong khi việc xử lý hut be phot  cho nguồn nước thải hầu như không được chú trọng.
Để nâng cao hiệu quả của các hoạt động bảo về nguồn nước, Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường sẽ được Thủ tướng Chính phủ phát động từ ngày 29/4 đến 6/5/2013. Theo đó, mục tiêu chính của Chương trình tập trung vào khu vực nông thôn với các hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; tăng cường tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân nhằm tăng tỉ lệ số người được sử dụng nước sạch. Phấn đấu đến hết năm 2015 có 85% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% trường học mầm non, phổ thông và trạm y tế xã đủ nước sạch.

Ông Vũ Văn Thặng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, chỉ tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn liền với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ứng phó trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu. Bảo vệ nguồn nước và môi trường đã và đang là vấn đề mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi vậy, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và địa phương nên có những hành động thiết thực và cụ thể để bảo vệ nguồn nước tại chính nơi mình sinh sống.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về môi trường nước, cần phải lập hành lang bảo vệ nước, gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi; hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa; đầm, đầm phá; sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng… Tại các tỉnh, UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm cắm mốc chỉ giới và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. UBND cấp tỉnh sẽ xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng các nguồn nước trên địa bàn. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện, cấp xã cũng cần thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét