Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Ô nhiễm môi trường tại khu di tích lịch sử

      Khu di tích lịch sử là những nơi mang ý quan trọng, môi trường cần được gìn giữ, thế nhưng khu di tích lịch sử sân bay Phượng Hoàng tại Đăk Tô, Kom Tum lại đang phải chịu tình trạng ô nhiễm môi trường vô cùng nặng nề do các nhà máy sắn ở gần đấy.


      Tình trạng ô nhiễm môi trường mặc dù là tình trạng chung của rất nhiều địa phương, nhưng tại những khu di tích lịch sử môi trường luôn được mọi người giữ gìn, thường xuyên vệ sinh môi trường, thông tắc cống….để giữ cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp.
      Thế nhưng, trái ngược với không khí trong lành, không bị ô nhiễm ở một số khu di tích, khi di tích lịch sử sân bay Phượng Hoàng tại Đăk Tô, Kom Tum và hàng trăm hộ gia đình tại đây lại đang phải chịu cảnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nhà máy sắn tại khu vực này gây nên.

Khu di tích lịch sử sân bay Phượng Hoàng
      Theo thông tin từ người dân, từ nhiều năm nay khu di tích lịch sử sân bay Phượng Hoàng đã trở thành bãi tập kết và phơi bã sắn của Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô. Thế nhưng điều khiến người dân tại đây bức xúc nhất chính là vì lượng bã sắn khổng lồ này hàng ngày bốc mùi hôi thối như mùi nước hút bể phốt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân những khu vực xung quanh.

      Đặc biệt, không chỉ có người dân phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm mà 150 học sinh đang học tập tại trường mầm non Vành Khuyên cũng phải “sống chung với ô nhiễm” do trường mầm non này nằm ngay hướng gió, mỗi khi có gió, trường sẽ là nơi hứng chịu mùi hôi thối của các loại bã sắn phơi tại khu di tích.
      Ngoài việc, thông tắc, vệ sinh môi trường, trường mầm non đã cho lắp đặt kính để ngăn chặn mùi hôi thối bốc vào các lớp học, nhưng thực tế đã cho thấy biện pháp này không có hiệu quả khi mà mùi hôi thối này vẫn theo gió bay khắp các ngóc ngách trong trường.

      Điều đáng nói nhất ở đây đó là, người dân đã nhiều lần gửi đơn khiến nại về tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu di tích nhưng đến này vẫn chưa thấy chính quyền địa phương “có ý kiến” gì. Phải chăng các cấp chính quyền ở đây đã làm ngơ trước tình trạng này ?
      Di tích lịch sử là nơi cần được giữ gìn và bảo tồn để cho thế hệ tương lai có dịp nhìn thấy những nơi đã làm nên lịch sử, vì thế có lẽ đã đến lúc chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần lên tiếng và mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại nơi đây.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét