Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Cách Cấu tạo xây dựng bể phốt hiệu quả.

Bể phốt là nơi lưu trữ các chất thải ở dạng đặc và lỏng một thời gian để chúng phân hủy thành chất lỏng ,  chảy vào cống thoát chúng . Vì vậy theo lý thuyết . Nếu bể phốt xây đúng kỹ thuật . Chu kỳ cho một lần hút sẽ khá dài 10-20 năm . Trong đó chu trình lần lượt như sau :
• Thải loại chất rắn ( Lưu trữ )
• Lưu trữ bọt váng và bùn ( Lắng đọng)
• Xử lý về mặt sinh học ( Phân hủy hợp vệ sinh và thải ra hệ thống nước thải )

Nguyên lý làm việc:
• Nước thải từ bể xí, tiểu của các khu vệ sinh WC được dẫn theo các đường ống thoát trong nhà hộ dân đưa vào bể phốt, tại đây nước thải được xử lý sinh học yếm khí, cặn có trong nước thải được lên men lắng xuống đáy bể, nước được tách ra và chảy ra hố ga kiểm tra  mạng lưới cống thoát chung( hoặc dẫn sang ngăn thu nước rửa chảy ra hố ga kiểm tra-bể phốt kiểu mới 2 ngăn).
• Bố trí đường ống dẫn từ bể phốt sang ngăn thu nước rửa theo nguyên lý chảy tràn do chênh lệch mực nước, nước được dẫn sang ngăn thu theo hướng từ dưới lên. Tại ngăn thu nước rửa tập trung tất cả lượng nước thải sinh hoạt ( nước giặt, tắm, rửa….) và lượng nước sau xử lý đấu nối hệ thống cống chung.
• Lượng cặn sẽ được hút trong những lần hút bể phốt định kỳ . Công tác thao tác hút cặn sẽ được thực hiện hoàn toàn bên ngoài hàng rào nhà dân. Ong hút cặn sẽ được luồn đến tận khu cặn lắng trong bể phốt qua hố ga kiểm tra bên ngoài nhà dân. Lượng cặn sau khi hút từ bể phốt sẽ được chuyên chở đến bãi đổ tập trung.
Để đáp ứng cho ba chu trình này .  Bể phốt tối thiểu phải có ba ngăn : Chứa , lắng , lọc
Trong đó ngăn chứa có thể tích lớn nhất . Từ ngăn chứa sang ngăn lọc không để lỗ chảy trực tiếp mà dẫn nước qua một cút sành . Chú ý chiều rộng của ống cút sành thoát nước có miệng phía ngăn lắng và đầu chúc xuống phía ngăn lọc , mục đích là để các chất lơ lửng tiếp tục lắng xuống đáy bể. Cần chú ý dáy ống đường vào bể phải cao hơn đường ra ít nhất 10 cm , để ngăn không cho nước trong bể thâm nhập trở lại đường ống lên thiết bị vệ sinh và ngăn ngừa sự hình thành của chất rắn trong ống cống .
Lỗ thông hơi của bể phốt rất quan trọng. để lượng khí hình thành trong quá trình lên men không bị tích tụ . Gây áp suất lên bề mặt bể phốt. Tránh trường hợp nhà vệ sinh bị nổ sau vài năm sử dụng vì mặt bể phốt quá kín và lại bị tắc ống thông hơi . Nhà thiết kế thường bố trí ống thông hơi chạy thẳng lên mái nhà và cao hơn mái ít nhất 30 cm để đảm bảo không gây ô nhiễm
Vật liệu xây bể phốt phải là vật liệu tốt nhất ; Xi măng mác 50 . gạch đặc nung già nều là gạch sành thì càng tốt , cát sỏi phải được rửa sạch sẽ để tăng cường độ bám dính. Tránh đầm nén quá chặt gây phát sinh ứng lực quá mức trọng bể có thể làm nứt vỡ bể. Tại ngăn lọc có thể làm các màng lọc đơn giản bằng than và xỉ để làm trong và khủ mùi nước thải trước khi xả vào môi trương . Việc này cũng có tác dụng ngăn chặn việc lắng đọng các chất thải làm tắc ống. Nếu thi công đúng các ký thuật trên thì việc phải dùng dịch vụ thông tắc và hút bể phốt là rất hiếm . Việc trên chỉ xẩy ra khi ngăn chứa quá đầy và không phân hủy kịp, khi xảy ra sự cố việc thông tắc bể phốt sẽ gặp rất nhiều khó khăn…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét