Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp

Chế phẩm Biovina là một hỗn hợp vi sinh vật do Bộ môn Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Bách khoa TPHCM phối chế. Các nhà khoa học của Khoa Công nghệ hóa học và dầu khí trường này đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm này để xử lý rác sinh hoạt và ứng dụng vào một số lĩnh vực khác, phục vụ sản xuất và đời sống.

Bóc vỏ hạt tiêu
Theo nhóm nghiên cứu, trong công nghệ chế biến hạt tiêu sọ từ trước tới nay, người ta áp dụng phổ biến phương pháp cho tiêu vào bao bố và ngâm nước khoảng 10-15 ngày. Sau đó mới tách vỏ làm trắng và phơi khô. Quá trình ngâm lâu như thế không những mất thời gian mà còn làm giảm chất lượng của hạt tiêu.
Giải pháp mới được đề xuất nhằm xử lý tiêu sọ nhanh hơn và không làm giảm chất lượng. Nhóm nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên nguyên liệu là tiêu Phú Quốc. Tiêu được lựa chọn rồi ngâm trong nước 4 giờ, sau đó vớt ra cho ráo nước. Trộn với giống Biovina ủ trong thời gian 6 ngày, hàng ngày kiểm tra tỷ lệ bóc của vỏ hạt tiêu. Kết quả này được so sánh với phương pháp ủ tiêu trong nước cho thấy tiêu được bóc vỏ chỉ mất 4 ngày thay vì 10 ngày theo phương pháp truyền thống.
Với phương pháp này, vấn đề đặt ra là sử dụng chế phẩm vi sinh vật với quá trình lên men có làm ảnh hưởng gì đến chất lượng của hạt tiêu hay không. Nhóm nghiên cứu cho biết: chất lượng hạt tiêu được đánh giá qua hàm lượng tinh dầu (mùi thơm đặc trưng của tiêu) và piperin (vị cay của tiêu), kết quả cho thấy hàm lượng tinh dầu chủ yếu chứa trong hạt tiêu, vỏ tiêu rất ít vì thế quá trình bóc vỏ, hàm lượng tinh dầu giảm không đáng kể. Còn piperin chứa trong cả hạt và vỏ nên khi tách vỏ, bị mất một phần.
Sau quá trình thí nghiệm việc tách vỏ hạt tiêu bằng chế phẩm Biovina, các nhà khoa học đề xuất quy trình như sau: Về thời gian, phương pháp mới này đã giảm thời gian ủ từ 10 ngày xuống còn 4 ngày, tỷ lệ chế phẩm Biovina 6%, pH môi trường lên men là 7,2%, nhiệt độ 42oC. Bóc vỏ bằng phương pháp mới này chất lượng tiêu không thay đổi.

Làm phân hữu cơ từ bụi xơ dừa
Trong sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu xơ dừa, bụi (mạt) dừa là chất thải với số lượng lớn mà từ trước tới nay chưa được tận dụng. Chất thải rắn này nhiều xenlulô nên quá trình phân hủy tự nhiên chậm gây ô nhiễm môi trường. Vừa xử lý chống ô nhiễm môi trường, vừa biến chúng thành phân bón là mục đích của nghiên cứu này.
Kết quả phân tích mạt dừa Bến Tre cho thấy hàm lượng chất hữu cơ chiếm tỷ trọng cao, trong đó thành phần xenlulô và liguin là chủ yếu. Hai thành phần này khó phân hủy. Nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý bằng chế phẩm Biovina giúp tăng nhanh quá trình phân hủy xenlulô trong mạt dừa, tạo ra phân hữu cơ sinh học có lợi cho cây trồng. Chế phẩm Biovina có khả năng cộng sinh với hệ vi sinh vật có trong mạt dừa, sự cộng sinh này diễn ra khá thuận lợi mà không cần phải thông qua quá trình tiệt trùng riêng, gây tốn kém.
Qua nghiên cứu thí nghiệm phế thải mạt dừa thu nhận tại Bến Tre, nhóm nghiên cứu nhận thấy: về thời gian phân hủy mạt dừa, sử dụng chế phẩm Biovina 1,5%, nguyên liệu không cần diệt khuẩn, để lên men trong vòng 19 ngày, kết quả là độ phân giải xenlulô diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 4 ngày. Về độ ẩm, chế phẩm này là hỗn hợp nấm, vi khuẩn nên độ ẩm nguyên liệu đóng vai trò quyết định đến khả năng phân giải xenlulô trong mạt dừa vì các loại vi sinh vật phát triển trong môi trường có độ ẩm thích hợp khác nhau. Tuy nhiên, khi tạo ra hỗn hợp, ảnh hưởng của độ ẩm có thay đổi. Trong giải pháp này, độ ẩm 65% có ảnh hưởng tốt nhất đến quá trình xử lý.
Về độ pH, thí nghiệm cho thấy pH 5,5% là thích hợp cho nhiều loài vi sinh vật và cũng là độ pH tự nhiên của nguyên liệu. Như vậy, việc xử lý mạt dừa khá đơn giản là sử dụng chế phẩm Biovina 1,5% với điều kiện độ pH 5,5%, độ ẩm 65%, thời gian phân hủy 4 ngày. Sản phẩm cho ra là phân hữu cơ vi sinh dưới dạng mùn, có tác dụng tốt cho cây trồng.

Bạn đọc quan tâm đến những công nghệ trên, có thể liên hệ với chúng tôi tại chuyên mục công nghệ của Công ty TNHH dịch vụ môi trường Hà Nội – phụ trách thông tắc cống,hút bể phốt - xây dựng môi trường xanh sạch đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét