Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Hà Nội: Cần hơn 447,6 tỷ đồng đầu tư xử lý rác ở ngoại thành

Chiều 6-5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, huyện trên địa bàn để đóng góp ý kiến vào việc hoàn thiện dự thảo “Đề án thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các huyện thuộc thành phố” làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai các dự án ưu tiên để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các huyện của thành phố đến năm 2020.
Phó Chủ tịch TP nhấn mạnh, trước đây khi chưa có đề án, TP cũng đã quan tâm đến việc thu gom rác ở các huyện ngoại thành, việc xây dựng đề án lần này để hoạch định thêm chính sách và lộ trình thực hiện trong điều kiện nguồn lực và kinh phí của TP còn nhiều hạn chế.

Thực tế trong những năm gần đây, công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ thu gom rác thải tại các khu vực nông thôn ngày càng được nâng lên, song tỷ lệ rác thải được thu gom, vận chuyển đi xử lý đạt tiêu chuẩn còn thấp. Ở một số huyện của Hà Nội, lượng rác thải chôn lấp mới đạt được từ 50 - 60%, nằm rải rác tại các khu vực dân cư tập trung, gây ô nhiễm môi trường.

Tồn đọng khoảng 65.000 tấn rác ở các huyện

Báo cáo tại hội nghị, ý kiến từ đại diện Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường cho biết: Theo thống kê của các huyện năm 2012 số lượng các điểm tồn đọng trên địa bàn các huyện khoảng 304 điểm với tổng lượng rác thải còn tồn đọng ước khoảng 65.000 tấn. Hầu hết các điểm tồn đọng là các bãi rác tự phát của thôn, xã hiện đã được lấp đầy. Một số điểm tồn đọng rác thải là các điểm tập kết rác của xã, của huyện, do rác thải tại các điểm tập kết không được vận chuyển hết trong ngày.

Nguyên nhân chính là do các khu xử lý rác tập trung của thành phố đang trong tình trạng quá tải, nên phải thực hiện phân luồng rác hạn chế từ các huyện về các bãi tập trung của thành phố. Bên cạnh đó, việc chủ động thực hiện đầu tư xây dựng các khu chôn lấp hợp vệ sinh của các xã, của huyện còn hạn chế.

Theo tính toán, dự báo đến năm 2020, tổng số rác thải sinh hoạt cần được xử lý trên địa bàn thành phố là 7.335 tấn/ngày đêm, tương đương khoảng 2.677.275 tấn/năm, tính riêng khối lượng rác thải cần xử lý tại các huyện khoảng 2.642 tấn/ngày; các khu xử lý chất thải rắn hiện có của thành phố đang trong tình trạng quá tải, với tỷ lệ rác thải tiếp nhận và xử lý như hiện nay, các bãi đều sẽ lấp đầy vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014, trong khi các điểm xử lý chất thải rắn của huyện mới chỉ xử lý được một phần nhỏ lượng rác thải phát sinh.

Dự kiến đến hết năm 2015, tổng lượng rác thải sẽ được xử lý theo các công nghệ tiên tiến toàn địa bàn thành phố (đốt, tái chế, sản xuất phân compost…) khoảng 4.650 tấn/ngày (chưa bao gồm công suất xử lý tại 3 khu xử lý rác thải quy mô cấp thành phố) đạt tỷ lệ xử lý trung bình trên toàn thành phố ước khoảng 86,36%, nếu tính riêng khu vực 18 huyện sẽ đạt hơn 100% trong đó tỷ lệ tái chế, thu hồi chiếm khoảng 11%.Để tiến hành dự kiến này thì các công ty cà cơ sở sản xuất cần xây dựng các khu trực tiếp xử lý chất thải,xây dựng hệ thống thông tắc cống để giải quyết tình trạng khi xả chất thải đã qua xử lý bị tình trạng lắng cặn gây tắc cống,ảnh hưởng đến khu xử lý chất thải của công ty

Chi cục khuyến cáo không nên tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư theo công nghệ đốt, tiêu hủy, đặc biệt là các dự án đầu tư xử lý rác thải cho khu vực huyện, cần kêu gọi các dự án xử lý rác thải theo công nghệ tái chế, tái sử dụng nhằm tăng tỷ lệ chất thải được tái chế cho thành phố.

Đáng chú ý, tại dự thảo đề án đưa ra mục tiêu đến 2015, phấn đấu 100% các xã thị trấn của 18 huyện có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, đạt tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các huyện trên 80% trong đó 40% được xử lý đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành; trong đó 50% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; 60% còn lại được chôn lấp và xử lý hợp vệ sinh. Phấn đấu 100% các điểm tồn đọng rác thải đã đóng cửa trên địa bàn các huyện được phục hồi cảnh quản môi trường, xử lý triệt để các điểm tồn đọng rác thải nhằm tái sử dụng quỹ đất cho các mục đích phát triển khác của địa phương.

Tổng kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2013 – 2020 được ước tính là hơn 447,6 tỷ đồng huy động từ nguồn vốn ngân sách TP, các huyện và các nguồn vốn xã hội hóa khác.

Đến năm 2015, việc thu gom rác thải tại các huyện phải đạt tỷ lệ 90%

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh: Chủ trương của thành phố sẽ là ngoài việc tăng cường công tác quản lý nhà nước cũng cần tiến hành xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia công tác này để đạt được hiệu quả cao nhất. Cần tăng mục tiêu đến 2015, phấn đấu 100% các xã thị trấn của 18 huyện có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, đạt tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các huyện trên 90% thay vì 80% như trong dự thảo đề án. Các đơn vị như Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên cần tiếp tục nghiên cứu điều khoản về thanh tra xử lý vi phạm, hoàn thiện việc nghiên cứu định mức phí, lệ phí ở các khâu, quy trình trong việc thu gom xử lý rác thải. Sở Tài nguyên phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ nghiên cứu các mô hình về tái chế, tái sử dụng hiệu quả, áp dụng hợp lý đối với mỗi địa phương.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch cũng nêu rõ, việc thực hiện các biện pháp thu gom xử lý rác phải được thực hiện từng bước và có lộ trình rõ ràng; trong thời gian tới ngoài việc hình thành 4 khu vực xử lý rác lớn, thành phố sẽ đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong đó ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý rác thải trong nước và công nghệ xử lý rác thải hiện đại trên thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét